0904.609.939

Bạch Thược

320,000 VND/

Yêu cầu gọi lại


    GIAO HÀNG TOÀN QUỐC THANH TOÁN KHI NHẬN HÀNG
    Hotline : 0904.609.939 - 0904.609.939

    Bạch Thược có tác dụng dưỡng huyết, liễm âm, hòa can, chỉ thống. Chủ trị các chứng can huyết hư, cơ thể hư nhược, nhiều mồ hôi, kinh nguyệt không đều, các chứng âm huyết hư, can dương thịnh, can phong động, các chứng đau do bệnh của can…

    Bán Bạch Thược Nguyên Chất – Không Sử Dụng Chất Bảo Quản – Đổi Trả Và Hoàn Tiền Trong Vòng 15 Ngày

    Bạch Thược

    Bạch Thược Giá: 320.000 Đ / Kg

    mua ngay

    Thành Phần Hóa Học Có Trong Bạch Thược:

    • Trong củ có paeoniflorin, oxypaeoniflorin, albiflorin, benzoyl – paeoniflorin, oxypaeoniflorinone, paeonolide, paeonol… còn có tinh bột, tanin, calcium oxalat, một ít tinh dầu, acid benzoic, nhựa và chất béo, chất nhầy.

    Bộ Phận Dùng Của Cây Bạch Thược:

    • Củ Thược dược hoa trắng. Radix Paeoniae Alba, thường gọi là Bạch thược. Củ Thược dược hoa đỏ – Radix Paeoniae Rubra, thường gọi là Xích thược.

    Mô Tả Cây Bạch Thược:

    • Cây thảo sống lâu năm, cao 50-80cm, lá mọc so le, chụm hai hay chụm ba, kép, với 9-12 phần phân chia, các đoạn không đều, hình trái xoan ngọn giáo, dài 8-12cm, rộng 2-4 cm mép nguyên, phía cuống hơi hồng. Hoa rất to mọc đơn độc, có mùi hoa Hồng, trên mỗi thân mang hoa có 1-7 hoa, rộng 10-12cm. Đài có 6 phiến, cánh hoa xếp trên một dãy hoặc hai dãy, màu hồng thịt trước khi nở, rồi chuyển dần sang màu trắng tinh; bao phấn màu da cam. Quả gồm 3-5 lá noãn. Có nhiều thứ trồng khác nhau, có hoa có độ lớn, số lượng cánh hoa, màu sắc… khác nhau. Hoa tháng 5-6.

    Phân Bố, Thu Hái Và Chế Biến Bạch Thược:

    • Cây được nhập giống từ Trung Quốc vào trồng ở Sapa tỉnh Lào Cai. Người ta dùng củ có đường kính khoảng 1-2cm, dài 10-15cm, màu trắng hồng ít xơ. Ðào về rửa sạch, ngâm nước 1-2 giờ, ủ 1-2 ngày đêm (có thể đồ) rồi bào hay thái mỏng, sao qua. Có khi tẩm giấm rồi sao qua hay sao cháy cạnh, hoặc tẩm rượu sao qua. Lúc chưa bào chế thì cần phải sấy lưu huỳnh, khi đã bào chế rồi cần để nơi khô ráo, tránh ẩm.
    • Ở Triết Giang thu hoạch sớm nhất khoảng mùng 10 tháng 6. Tứ Xuyên vào giữa tháng 7 lúc thời tiết nóng và thu hoặc có thể kéo dài cho tới cuối mùa hè thì xong. An Huy vào cuối hè đầu thu. Hồ Nam vào tiết lập thu. Khi thu hoạch, chọn ngày nắng ráo, đất khô, trước hết cắt thân lá sau dùng cuốc bới quanh gốc để lấy rễ, chú ý để khỏi gẫy. Lấy rễ giũ sạch đất, cắt riêng từng rễ ra, dùng dao con cắt hết những rễ con, rễ phụ mọc từ rễ chính. Sau đó phân loại lớn nhỏ. Nếu sau khi thu hoạch gặp mưa không phơi được vùi rễ vào đất cát ẩm nhưng không được để quá 2-3 ngày, phơi nắng cho khô thứ chắc rắn là tốt.

    Phơi rễ chia làm 3 giai đoạn:

    • Phơi nhiều, ủ nhiều: rải Bạch thược ra chiếu, hoặc phân đan phơi nắng cứ 20 phút trở một lần, đến giờ chiều đem vào xếp thành đống trên phủ chiếu, ngày mai lại đem phơi, tối lại ủ, phơi ủ như vậy 4-5 ngày là xong, và chuyển sang giai đoạn hai.
    • Phơi ít, ủ nhiều: Hàng ngày đến 9 giờ mới đem phơi, 3 giờ chiều cất vào ủ. Khi ủ đối với loại rễ to và trung bình thì phải ủ chiếu kín hoặc bao tải. Khi phơi cứ 30-40 phút trở một lần và ủ thấy rễ mềm ra lại đem phơi, cứ như vậy 8-10 ngày là xong và chuyển sang giai đoạn 3.
    • Phơi ngắn ủ dài: Mỗi ngày chỉ phơi 2-4 giờ, cách 40 phút trở 1 lần, còn ủ như trên nhưng phải ủ 3-4 lớp bao tải, ủ cho đến khi lớp vỏ ngoài của rễ ướt lại, sau đó đem phơi cho đến khi lớp vỏ thật khô, bấm móng tay không được nữa mới thôi. Theo cách chế biến này thì ngày mùa hè phơi ít ủ nhiều, ngàu mùa thu phơi nhiều ủ nhiều, ủ cho rễ mềm ra lại phơi, phơi xong rễ còn đang nóng ủ luôn, nếu chỉ phơi không ủ thì bên ngoài rễ khô, bên trong còn ướt, để biến sang vị chua không dùng làm thuốc được, hoặc bên ngoài vỏ biến thành đỏ chất lượng kém.
    • Cách bào chế của Sơn Đông: Dùng dao tre cạo vỏ ngoài cho thật trắng nhưng không rửa nước để rễ không biến thành màu nâu hoặc đen. Cạo vỏ xong ngâm rễ ngập trong nước giếng nửa ngày rồi mới luộc, ngâm rễ ngày nào thì luộc rễ ngày đó. Ở Tứ Xuyên có nơi ngâm nước giếng pha trộn 50% nước sông thêm loại rễ nhỏ.
    • Bạch thược đã giã nát, hoặc dùng bột ngô hòa với nước để ngâm rễ Bạch thược, ngâm như vậy rễ giữ được màu (Danh Từ Dược Vị Đông Y).
    • Luộc: Đun nước sôi đổ rễ Bạch thược vào, đun khoảng 15-20 phút, khi thấy rễ mềm, vặn cong được hoặc lấy rễ thấy bốc hơi, khô nhanh thì vớt ra. Mỗi chảo nước chỉ luộc 2-3 mẻ rồi phải thay nước mới. Sau đó cắt bỏ đầu đuôi, chia thành loại to, nhỏ, cắt ra thành khúc đem phơi.
    • Phơi: Luộc xong rải ra chiếu phơi ngay, cách 5-10 phút đảo 1 lần sau 1-2 giờ lấy chiếu cuộn lại phủ chiếu lên trên, khi thấy rễ nguội lại tiếp tục rải ra phơi, phơi trong 3 ngày buổi trưa nắng gắt phủ chiếu lại cho mát. Phơi cho đến khi gõ rễ nghe tiếng kêu thanh thanh, chất thành đống đem ủ 2-3 ngày lại phơi tiếp 1-2 ngày cho tới khi thật khô, phơi vậy vỏ không bị co lại và không chuyển qua màu hồng (Danh Từ Dược Vị Đông Y).

    Tính Vị Và Qui Kinh Của Bạch Thược:

    • Bạch thược vị đắng, chua, hơi hàn, qui kinh Can tỳ.

    Theo y văn cổ:

    • Sách Bản kinh: vị đắng, bình.
    • Sách Danh y biệt lục: chua, hơi hàn, không độc.
    • Sách Thang dịch bản thảo: khí hơi hàn, vị chua mà đắng, nhập thủ túc thái âm kinh.
    • Sách Bản thảo kinh sơ: thủ túc thái âm dẫn kinh dược, nhập can tỳ huyết phần.

    Công Dụng Của Bạch Thược:

    Theo y học cổ truyền:

    • Đông y cho rằng bạch thược có tác dụng dưỡng huyết, liễm âm, hòa can, chỉ thống. Chủ trị các chứng can huyết hư, cơ thể hư nhược, nhiều mồ hôi, kinh nguyệt không đều, các chứng âm huyết hư, can dương thịnh, can phong động, các chứng đau do bệnh của can.
    • Theo sách “Bản Kinh” cũng nói: chủ tà khí phúc thống, trừ huyết tý, phá kiên tích, trị hàn nhiệt sán hà, chỉ thống, lợi tiểu tiện, ích khí. Sách “Bản thảo cương mục” nói chỉ hạ lỵ phúc thống hậu trọng. Sách “Danh y biệt lục” thì nói là thông thuận huyết mạch, hoãn trung, tán ác huyết, lợi bàng quang, đại tiểu trường, tiêu ung thũng, thời hành hàn nhiệt, yêu phúc thống…

    Trích đoạn y văn cổ:

    • Sách Bản kinh: “chủ tà khí phúc thống, trừ huyết tý, phá kiên tích, trị hàn nhiệt sán hà, chỉ thống, lợi tiểu tiện, ích khí”.
    • Sách Danh y biệt lục: “thông thuận huyết mạch, hoãn trung, tán huyết, lợi bàng quang, đại tiểu trường, tiêu ung thũng, thời hành hàn nhiệt, yêu phúc thống”.
    • Sách Dược tính bản thảo:”trị phế tà khí. chủ thời cốt nhiệt, cường ngũ tạng, bổ thận khí, trị tâm phúc kiên trướng”.
    • Sách Tân tu bản thảo: “ích nữ huyết”.
    • Sách Nhật hoa tử bản thảo: “trị phong bổ lao, trị tất cả chứng bệnh phụ nữ, các bệnh trước và sau sinh, thông nguyệt thủy, thối nhiệt trừ phiền, chứng trường phong tả huyết”.
    • Sách Y học khởi nguyên: “thuốc có 6 tác dụng: an thần kinh, trị phúc thống, thu vị khí, chỉ tả lị, hòa huyết mạch, cố tấu lý”.
    • Sách Trấn nam bản thảo: “thu can khí nghịch thống, điều dưỡng tâm can tỳ kinh huyết, sơ kinh giáng khí, chỉ can thống”.
    • Sách Bản thảo cương mục: “chỉ hạ lị phúc thống hậu trọng”.
    • Sách Cảnh nhạc toàn thư bản thảo chính: “bổ huyết nhiệt chi hư, tả can hỏa chi thực, cố tấu lý chỉ nhiệt tả, trị bụng đau, phát nhiệt do huyết hư, nếu sinh huyết nhiệt mà âm khí suy tán nên dùng Bạch thược không cần do dự”.
    • Sách Dược phẩm hóa nghĩa: “Bạch thược dược năng bổ năng tả, chuyên hành huyết hải, nữ nhân điều kinh thai sản, nam tử tất cả bệnh can đều dùng Bạch thược để điều hòa khí huyết”.
    • Sách Bản thảo bị yếu: “bổ huyết tả can ích tỳ liễm can âm”.
    • Sách Bản thảo cầu chân: “Bạch thược tắc hữu liễm âm ích dinh, bạch tắc năng ư thổ trung tả mộc, xích tắc năng ư huyết trung hoạt trệ”.

    Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

    • Glucozit Bạch thược ức chế trung khu thần kinh nên có tác dụng an thần, giảm đau.
    • Glucozit Thược dược có tác dụng ức chế cơ trơn của tử cung và dạ dày, ruột, ức chế tiết vị toan phòng được lóet ở chuột cống thực nghiệm.
    • Nước sắc Bạch thược có tác dụng ức chế các loại trực khuẩn lị, thương hàn, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu khuẩn vàng, liên cầu khuẩn tán huyết, phế cầu khuẩn và nhiều loại nấm ngoài da.
    • Glucozit Bạch thược có tác dụng chống viêm và hạ nhiệt.
    • Glucozit Bạch thược có tác dụng chống sự hình thành huyết khối do tiểu cầu, tăng lưu lượng máu dinh dưỡng cơ tim, có tác dụng bảo vệ gan, làm hạ men Transaminaza.
    • Với tác dụng chống co thắt cơ trơn của mạch máu, Bạch thược có tác dụng giãn mạch ngoại vi và hạ áp nhẹ.

    Cách Dùng Bạch Thược:

    • Dùng 6 – 12 gr sắc nước uống hàng ngày.

    Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!

    Địa Chỉ Bán Bạch Thược Nguyên Chất:

    Địa Chỉ: Số 320 Đường Chiến Thắng – Hà Đông – Hà Nội.

    Hotline: 0904.609.939

    Email: caobabenh.com@gmail.com

    Website: www.caobabenh.com

    Hỗ Trợ Khách Hàng 24 / 7

    Lưu

    Lưu

    Sản phẩm liên quan