0904.609.939

Thục Địa

500,000 VND/

Yêu cầu gọi lại


    GIAO HÀNG TOÀN QUỐC THANH TOÁN KHI NHẬN HÀNG
    Hotline : 0904.609.939 - 0904.609.939

    Thục Địa là vị thuốc được chế biến từ cây Địa Hoàng, có vị ngọt, tính ấm, quy vào 3 kinh tâm, can và tỳ. Có tác dụng tư âm, dưỡng huyết, bổ Can, ích Thận, ích tinh, bổ tủy, tuấn bổ chân âm, kèm bổ huyết. Do vậy, thục địa là vị thuốc chủ lực của nhiều bài thuốc bổ thận cho những trường hợp vô sinh, cả nam lẫn nữ, tăng cường sức khỏe nói chung, sức khỏe tình dục nói riêng.

    Bán Thục Địa Nguyên Chất – Không Sử Dụng Chất Bảo Quản – Đổi Trả Và Hoàn Tiền Trong Vòng 15 Ngày

    Thục Địa

    Thục Địa Giá: 500.000 Đ / Kg

    mua ngay

    Thành Phần Hóa Học Có Trong Thục Địa:

    • B-sitosterol, mannitol, stigmasterol, campesterol, rehmannin, catalpol, arginine, glucose.

    Mô Tả Cây Địa Hoàng:

    • Địa Hoàng là cây thảo sống nhiều năm, toàn thân cây có phủ một lớp lông trắng mềm. Thuộc Cây thảo sống nhiều năm, toàn thân cây có phủ một lớp lông trắng mềm. Thuộc 30cm. Lá thường mọc túm dưới gốc cây. Lá mọc đối ở các đốt thân. Lá hình trứng lộn ngược đến hình bầu dục dài, đuôi lá tù, m p lá có răng cưa tù không đều nhau, lá có nhiều nếp nhăn, lá dưới gốc dài hẹp
    • Hoa tự mọc thành chùm trên ngọn thân cây, đài hình chuông, bên trên nứt thành 5 cánh, tràng hình ống hơi uốn cong, đầu khía 5 cánh, giống hình môi, mặt ngoài màu đỏ tím, mặt trong màu vàng có vân tím. Nhị cái 1, nhị đực 2. Quả bế đôi, hình tròn trứng, cánh đài bao úp. Nhiều hạt, hình trứng bé nhỏ, màu nâu nhạt. Là loại Sinh địa đã chế biến thành. Bộ phận dùng làm thuốc: Củ đã chế biến (Radix Rehmanniae). Loại chắc, mầu đen huyền, mềm, không dính tay, thớ dai là tốt.

    Cách Chế Biến Thục Địa:

    • Thục Địa là vị thuốc được chế biến từ sinh địa (Radix Rehmanniae glutinosae), bằng cách đem sa nhân tán bột, ngâm với rượu 400 rồi lấy dịch chiết sa nhân tẩm vào sinh địa, ủ 1 giờ sau đó nấu cách thủy, phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 50 – 600C. Ngoài ra, thục địa còn được chế biến bằng cách nấu với rượu 400 và gừng tươi hoặc nấu cách thủy với rượu hoặc chỉ dùng phương pháp đồ chín sinh địa.
    • Trên thị trường, thục địa cũng dược chế biến từ củ sinh địa và cũng có màu dược liệu là đen nhưng độ tin cậy không cao, có nơi dùng rỉ mật mía để tẩm ướp thay vì chế biến theo quy trình công phu mà người xưa gọi là cửu chưng, cửu sái.
    • Củ địa hoàng khi mua về được rửa sạch, phơi  khô. Sau đó, cứ 10kg sinh địa  cho thêm 1kg sa nhân, 2kg gừng khô bỏ vào nồi áp suất nấu với nhiệt độ từ 200 – 2200c. Nấu nồi áp suất giúp dược liệu giữ được tinh dầu, hương vị. Sau 12 tiếng, lấy dược liệu ra để nguội, phơi  khoảng 2 – 3 ngày cho khô. Dịch còn lại trong nồi được cô bớt rồi thêm một chút rượu, rồi đưa đi ủ vào số thục địa, cho nguyên liệu khô hút dịch này. Sau đó lại đem số thục địa và nước dịch còn lại vào nồi áp suất…
    • Quy trình nấu thuc địa như vậy  lặp đi, lặp lại khoảng 4 – 5 lần là được. Lần cuối cùng dược liệu được phơi hoặc sấy khô. Chu trình nấu khoảng 15 ngày cho một mẻ dược liệu, thành phẩm là thục địa màu đen huyền, cứng  và dẻo (khi gặp không khí), thơm. Thục địa qua chế biến như vậy mới trở nên bổ thận, không còn tính nê trệ của sinh địa nữa.

    Tính Vị Và Qui Kinh Của Thục Địa:

    • Ngọt hơi ôn, qui kinh Can thận.

    Theo y văn cổ:

    • Sách Bản thảo thập di: tính ôn.
    • Sách Bản thảo cương mục: ngọt hơi đắng.
    • Sách Bản thảo cương mục: ngọt, hơi đắng, tính ôn, nhập thủ túc thiếu âm, quyết âm kinh.
    • Sách Bản thảo tân biên: vị ngọt, tính ôn.
    • Sách Bản thảo tùng tân: nhập túc tam âm kinh.

    Công Dụng Của Thục Địa:

    Theo y học cổ truyền:

    • Thục Địa có vị ngọt tính ấm, quy vào 3 kinh tâm, can, tỳ. Với công năng tư âm, dưỡng huyết, sinh tân, chỉ khát, bổ thận. Được dùng hỗ trợ điều trị tăng cường sinh lý, các trường hợp thiếu máu, da xanh, gầy, người bị thương mất máu, chảy máu cam, băng kinh, kinh nguyệt không đều, chóng mặt, đau đầu, tân dịch khô sáp, nứt nẻ môi, râu tóc sớm bạc, lưng đau, gối mỏi, tân dịch hư hao, tai ù, di mộng tinh, ra nhiều mồ hôi. Khi dùng thường phối hợp với các vị thuốc khác để nâng cao hiệu quả.
    • Theo GS.TS. Đỗ Tất Lợi, Thục Địa bổ tinh tủy, nuôi can thận, sáng tai mắt, đen râu tóc là thuốc tư dưỡng, cường tráng. Những người thần trí lo nghĩ hại huyết, túng dục hao tinh nên dùng thục địa.

    Trích đoạn y văn cổ:

    • Sách Bản thảo thập di: “ôn bổ”.
    • Sách Trân châu nang: “đại bổ huyết hư, bất túc thông huyết mạch, ích khí lực”.
    • Sách Bản thảo cương mục (tập 16): “bổ cốt tủy, trưởng cơ nhục, sinh tinh huyết, bổ ngũ tạng, nội thương bất túc.làm rõ tai mắt, làm đen răng tóc, nam tử ngũ lao thất thương, nữ tử thương trung bào lậu, kinh lậu bất điều, thai sản bách bệnh”.
    • Sách Cảnh nhạc toàn thư:” bổ huyết lấy Thục địa làm chính mà Khung qui làm tá dược. trị âm huyết hư không thể không có Thục địa”.
    • Sách Dược phẩm hóa nghĩa: “bổ huyết lấy Thục địa mà nấu chưng rượu, vị đắng thành ngọt, tính lương thành ôn vào kinh can bổ huyết… ích tâm huyết, bổ thận thủy”.
    • Sách Bản thảo tùng tân: “tư thận thủy cốt tủy, lợi huyết mạch, bổ ích chân âm, làm rõ tai mắt, làm đen râu tóc. Còn bổ tỳ âm, trị cửu tả, trị lao thương phong tý, âm hư phát nhiệt, ho khan, ho có đàm, suyễn, tức khó thở. sau khi mắc bệnh chân đùi đau nhức, sau đẻ bụng rốn đau cấp, chứng cảm âm hư, tiện táo, không ra mồ hôi, các chứng huyết động, tất cả chứng can thận âm hư, bách bệnh hư tổn là chủ dược thuốc tráng thủy”.

    Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

    • Nước sắc Địa Hoàng có tác dụng kháng viêm. Đối với chuột cống, thực nghiệm gây sưng tấy bằng Formalin vùng chân đùi, thuốc làm giảm sưng rõ.
    • Địa Hoàng hỗ trợ làm hạ đường huyết. Cũng có báo cáo nói Địa hoàng làm tăng cao đường huyết của chuột cống hoặc không ảnh hưởng đến đường huyết bình thường của thỏ.
    • Có tác dụng hỗ trợ cường tim, hạ áp, cầm máu, bảo vệ gan, lợi tiểu, chống chất phóng xạ, chống nấm.
    • Có tác dụng hỗ trợ ức chế miễn dịch kiểu cocticoit nhưng không làm ức chế hoặc teo vỏ thượng thận. Thực nghiệm đã chứng minh Sinh địa và Thục địa đều có thể làm giảm tác dụng ức chế chức năng vỏ tuyến thượng thận của cocticoit.

    Những Ai Nên Dùng Thục Địa ?

    • Người thần trí lo nghĩ hại huyết, túng dục hao tinh.
    • Người tinh huyết suy kém, mỏi mệt, đau lưng, mỏi gối, khát nước, nước tiểu vàng, da hấp nóng, di mộng tinh.

    Cách Dùng Thục Địa:

    • Dùng 10 – 20 gr rửa sạch, đun nước uống trong ngày hoặc nấu thành cao đặc hay đập bẹp sấy khô với cái thuốc khác để làm hoàn tán.

    Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!

    Địa Chỉ Bán Thục Địa Nguyên Chất:

    Địa Chỉ: Số 320 Đường Chiến Thắng – Hà Đông – Hà Nội.

    Hotline: 0904.609.939

    Email: caobabenh.com@gmail.com

    Website: www.caobabenh.com

    Hỗ Trợ Khách Hàng 24 / 7

    Lưu

    Sản phẩm liên quan