Địa Chỉ Bán Tầm Gửi Cây Gạo Uy Tín
Địa Chỉ Bán Tầm Gửi Cây Gạo Uy Tín:
|
Bán Tầm Gửi Cây Gạo Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Tầm Gửi Cây Gạo Tía Giá: 500.000 Đ / Kg
Tầm Gửi Cây Gạo Tía có tác dụng lợi tiểu chống viêm và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh về thận như: đái đục, đái buốt, sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm cầu thận cấp.
Khu Vực Phân Bố Của Tầm Gửi Cây Gạo Tía:
- Cây phân bố ở khắp các tỉnh trên cả nước, từ đồng bằng đến trung du miền núi. Cây thường mọc, ăn bám trên những cây gỗ lớn như: Cây đa, cây gạo và cây gỗ nhỏ như cây Dâu ( Tầm gửi dâu rất quý và hiếm ). Ở đây chúng ta đang tìm hiểu về tầm gửi trên cây gạo.
Bộ Phận Dùng Của Tầm Gửi Cây Gạo Tía:
- Toàn cây gồm: Thân, lá và cành nhỏ đều được dùng làm thuốc. Theo kinh nghiệm những lá to và dầy, không mục nát thì tốt hơn những lá mỏng, nhỏ.
Cách Chế Biến Và Thu Hái Tầm Gửi Cây Gạo Tía:
- Do cây mọc và sống ký sinh trên cây Gạo, nên cây mọc quanh năm, mùa đông cây cũng không bị rụng lá do luôn hút chất dinh dưỡng và nước từ những cây gỗ chúng bám vào. Cây được người dân tìm và thu hái quanh năm, nhiều nhất là vào mùa hè, khi cây phát triển mạnh nhất.
- Người dân tiến hành chạt cả cành và lá về băm nhỏ và phơi khô tự nhiên để làm thuốc.
Thành Phần Hóa Học Có Trong Tầm Gửi Cây Gạo Tía:
- Trong tầm gửi cây gạo có các chất như: Trans-phytol, alpha-tocopherol quinone, afzeline, quercitrin, catechin và quercituron. Trong đó hoạt chất catechin trong cây tầm gửi gạo có tác dụng ngăn chặn sự hình thành sỏi canxi, rất tốt cho những bệnh nhân mắc sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu.
Công Dụng Của Tầm Gửi Cây Gạo Tía:
Theo y học cổ truyền, mỗi loại tầm gửi lại có một công dụng chữa bệnh khác nhau. Loại được đánh giá cao trong các loại cây tầm gửi là tầm gửi mọc trên cây gạo tía. Có một thời gian, tầm gửi gạo còn được ví như cây bách bệnh vì tác dụng chữa được nhiều chứng bệnh của vị thuốc này. Tầm gửi gạo có các tác dụng chính như sau:
- Các nghiên cứu của GS.TS Phạm Thanh Kỳ, Nguyên hiệu trưởng Đại học Dược Hà Nội cho thấy trong dịch chiết ethanol của tầm gửi gạo chứa những hoạt chất có tác dụng sinh học như trans-phytol, alpha-tocopherol quinone, afzeline, quercitrin, catechin và quercituron. Đa số các thành phần này đều có tác dụng chống oxy hóa, bẫy gốc tự do, bảo vệ màng tế bào. Đặc biệt, catechin là một hợp chất phenol có nhiều trong chè xanh, tác dụng chống oxy hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột qụy và ngăn hình thành sỏi canxi, giúp điều trị sỏi tiết niệu, sỏi thận, sỏi bàng quang.
- Tầm gửi (hay còn gọi là tằm gửi, chùm gửi) là loài cây nhỏ sống ký sinh trên cây khác. Tùy thuộc vào cây chủ mà có nhiều loại tầm gửi khác nhau, mỗi loại có những đặc tính và công dụng riêng biệt. Theo đó, tầm gửi sống trên cây dẻ có tác dụng giải biểu, trị cảm mạo, đau dạ dày, đòn ngã tổn thương; trên cây dâu (tang ký sinh) giúp bổ can thận, mạnh gân xương, thông kinh lạc, an thai…
- Trong các loại tầm gửi, thì tầm gửi gạo (tên khoa học là Taxillus chinensis) được sử dụng làm dược liệu từ lâu. Dân gian cho rằng loại thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hòa huyết áp và đặc biệt tốt cho người bệnh thận. Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng tầm gửi gạo là vị thuốc bổ dương, tráng thận, mạnh gân cốt. Trong tài liệu “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi, cây vị đắng, ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân xương, khử phong thấp, an thai; thường dùng trị phong thấp, tê bại, lưng gối mỏi đau, gân xương nhức mỏi, thai động không yên, đau bụng, huyết áp cao.
Những Ai Nên Dùng Tầm Gửi Cây Gạo Tía ?
- Người mắc bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang.
- Người mắc bệnh viêm cầu thận cấp và mãn tính.
- Người mắc bệnh xương khớp, phong tê thấp.
- Người già chân tay tê lạnh, đau mỏi xương khớp.
Cách Dùng Tầm Gửi Cây Gạo Tía:
- Ngày dùng: 20-30g dưới dạng thuốc sắc, uống trong ngày.
Hotline Hỗ Trợ: 0904.609.939 – 0985.607.333
Mua Tầm Gửi Cây Gạo Ở Đâu Tốt ?
|
Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!
Bài viết liên quan
HOLINE