0904.609.939

Địa Chỉ Bán Hoàng Kỳ Uy Tín

Địa Chỉ Bán Hoàng Kỳ Uy Tín:

  • Cơ Sở 1: Số 320 Đường Chiến Thắng – Hà Đông – Hà Nội.
  • Cơ Sở 2: Số 2 Ngõ 127 Pháo Đài Láng – Đống Đa – Hà Nội.
  • Cơ Sở 3: Ngã 5 Kiến An – Trần Nhân Tông – Hải Phòng.
  • Hotline: 0904.609.939 – 0985.607.333

Bán Hoàng Kỳ Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản

Hoàng Kỳ

Hoàng Kỳ Giá: 260.000 Đ / Kg

mua ngayHoàng Kỳ là một vị thuốc quý có tác dụng bổ khí, thăng dương, ích khí, sinh huyết, giải độc. Quyển sách chuyên ngành dược vật học đầu tiên thời Đông Hán “Thần Nông bản thảo kinh” đã xếp Hoàng kỳ vào nhóm thượng phẩm, tác dụng bổ khí toàn thân.

Thành Phần Hóa Học Có Trong Hoàng Kỳ:

  • Theo sách Trung dược học trong Hoàng kỳ có saccaroza, nhiều loại acid amin, protid (6,16 -9,9%), cholin, betatain, acid folic, vitamin P, amylase.
  • Phân tích hóa dược cho thấy Hoàng  kỳ chứa các thành phần polysaccharides, saponins, flavonoids, amino acids và các nguyên tố vi lượng khác…
  • Trong đó thành phần polysaccharides F3 đặc biệt rất được quan tâm nhờ tác dụng điều hòa miễn dịch. Cơ chế điều hòa này rất đa dạng: tăng số lượng tế bào gốc trong tủy và mô bạch huyết, kích hoạt các tế bào  miễn dịch từ trạng thái “nghỉ” sang chủ động. Rễ cây Hoàng kỳ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch đường hô hấp, số lượng bạch cầu cũng như các globulin miễn dịch.
  • Thành phần saponins trong Hoàng kỳ có tác dụng tích cực lên hệ tim mạch, thông qua sự ức chế hình thành các peroxide mỡ trong màng tim và giảm đông tụ máu. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Trung Quốc về điều trị các bệnh thận dựa trên kết hợp y học cổ truyền và hiện đại.
  • Ngoài saponins và polysaccharides, 8 thành phần flavonoids cũng đã được xác định có mặt trong rễ cây Hoàng kỳ. Chúng góp phần đáng kể làm giảm các gốc ô-xi hóa tự do, giảm quá trình hoạt hóa enzyme peroxidase, bảo vệ tim mạch. Các quan sát lâm sàng khác về tác dụng của Hoàng kỳ cũng góp phần chứng minh được khả năng bảo vệ chức năng thận và gan khỏi các độc tố tích tụ trong cơ thể.

Mô Tả Cây Hoàng Kỳ:

  • Cây thảo sống lâu năm, phân nhánh nhiều, cao khoảng 50-70cm. Rễ hình trụ, đường kính 1-2cm, dài và đâm sâu, dai, khó bẻ, vỏ ngoài màu nâu đỏ hay vàng nâu. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le gồm 15-25 lá chét hình trứng dài, có lông trắng mịn ở mặt dưới. Cụm hoa chùm ở nách lá, dài hơn lá, mang 5-20 hoa màu vàng tươi. Quả đậu dẹt, đầu thuôn dài thành mũi nhọn, mặt ngoài có lông ngắn; hạt hình thận màu đen. Còn có một thứ (var. mongholicus (Bge) Hoicus) gọi là Hoàng kỳ Mông cổ cũng giống như trên, nhưng có số lá chét ít hơn (12-18) và nhỏ hơn cũng được sử dụng. Mùa hoa tháng 6-7, mùa quả tháng 7-9.  
  • Dược liệu: Rễ hình trụ, đôi khi phân nhánh, trên to, phần dưới nhỏ dần, dài 30-90 cm, đường kính 1 – 3,5 cm. Mặt ngoài màu vàng hơi nâu nhạt hoặc màu nâu nhạt, với nếp nhăn dọc và rãnh dọc không đều. Chất cứng, dai, không dễ bẻ gãy, mặt gãy nhiều sợi và nhiều tinh bột; phần vỏ màu trắng hơi vàng, gỗ màu vàng nhạt với những vết nứt và tia hình nan quạt. Phần giữa của rễ già, đôi khi có dạng gỗ mục nát, màu nâu hơi đen hoặc rỗng. Mùi nhẹ, vị hơi ngọt và hơi tanh như mùi đậu khi nhai.

Bộ Phận Dùng Của Cây Hoàng Kỳ:

  • Vị thuốc là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Hoàng kỳ (Astragalus membranaceus Bge.).

Thu Hái Và Chế Biến Cây Hoàng Kỳ:

  • Thu hái rễ của những cây 5-6 tuổi (ít nhất phải sau 3 năm trồng mới cho củ) vào mùa thu, mang về rửa sạch, cắt bỏ đầu rễ và rễ con, phơi hay sấy khô.
  • Bào chế: Loại bỏ tạp chất, phân loại to, nhỏ, rửa sạch, ủ mềm, thái phiến dày, phơi khô. Mật chích Hoàng kỳ (chế mật): Hoàng kỳ đã thái phiến, lấy mật ong, hoà với ít nước sôi, trộn đều, ủ cho ngấm, sao nhỏ lửa cho vàng, khi sờ không dính tay thì lấy ra để nguội. Cứ 10 kg Hoàng kỳ dùng 2,5 – 3,0 kg mật ong.

Công Dụng Của Hoàng Kỳ:

Theo y học cổ truyền:

  • Hoàng kỳ có tác dụng bổ khí, thăng dương, ích vệ khí, cố biểu, thác sang, sinh cơ, lợi thủy tiêu thũng. Dùng trị các chứng Tỳ khí hư nhược, các chứng khí bất nhiếp huyết, trung khí huyết hạ hãm, tỳ phế khí hư, khí huyết lưỡng suy, khí hư phát nhiệt, cơ thể hư nhiều mồ hôi, ung thư lỡ loét miệng khó lành, khí hư thủy thũng, huyết tý tê dại chân tay, di chứng trúng phong, chứng tiêu khát.

Theo các sách cổ:

  • Sách Bản kinh: “chủ trị ung nhọt, lở loét lâu ngày, bài nùng chỉ thống, bệnh phong hủi, ngũ trĩ, bổ hư, tiểu nhi bách bệnh”.
  • Sách Danh y biệt lục: “chủ phụ nhân tử tạng phong tà khí, trục ngũ tạng gian ác huyết, bổ trượng phu hư tổn, ngũ lao ( 5 tạng hư tổn), gầy ốm, chỉ khát, phúc thống tả lị, ích khí, lợi âm khí”.
  • Sách Dược tính bản thảo: “chủ hư suyễn, thận suy, nhĩ lung (tai điếc), trị hàn nhiệt”.
  • Sách Nhật hoa tử bản thảo: “Hoàng kỳ trợ khí, tráng gân cốt, trưởng nhục, khỏe cơ bắp, bổ huyết, phá trung tích ( báng kết), trị loa lịch, anh lựu, trường phong, huyết băng, đái hạ. các bệnh trước và sau đẻ, tiêu khát, ho có đàm”.
  • Sách Y học khởi nguyên quyển hạ: “trị hư lao tự hãn, bổ phế khí làm mạnh da lông, tả phế nhiệt, mạch huyền tự hãn, trị tỳ vị hư nhược, nội thác âm chứng, sang thương tất dụng chi dược”.
  • Sách Bản thảo cương mục ( quyển 12) dẫn lời Lý Cao viết: “Hoàng kỳ bổ tam tiêu, làm mạnh vệ khí, cùng dùng với Quế, tính ngọt bình làm bớt cay nóng mà Quế, tính ngọt bình làm bớt cay nóng mà Quế thì làm thông mạch phá huyết, làm mạnh vệ khí còn Hoàng kỳ thì ích khí . Hoàng kỳ dùng chung với Nhân sâm, Cam thảo là thần dược trừ táo nhiệt và nóng tại cơ nhục”.
  • Sách Bản thảo hội ngôn: “Hoàng kỳ là vị thuốc bổ phế kiện tỳ, thực vệ liễm hãn khu phong vận độc”.
  • Sách Cảnh nhạc toàn thư ( phần bản thảo) viết: “Hoàng kỳ sống tính mát, hỗ trợ điều trị ung thư, chích mật tính ôn có tác dụng bổ hư tổn”.
  • Sách Bản thảo phùng nguyên: “Hoàng kỳ tính tuy ôn bổ mà có thể thông điều huyết mạch, lưu hành kinh lạc, dùng nó không trở ngại đối với các chứng ũng trệ. Hoàng kỳ cùng dùng với Nhân sâm có tác dụng ích khí, dùng với Đương qui bổ huyết, với Bạch truật, Phòng phong có tác dụng vận tỳ thấp, cùng dùng với Phòng kỷ, Phòng phong thì tác dụng trừ phong thấp, dùng với Quế chi, Phụ tử thì trị chứng vệ khí hư, vong dương, ra mồ hôi nhiều”.
  • Sách Bản thảo bị yếu: “Hoàng kỳ dùng sống thì cố biểu, không mồ hôi thì phát tán, có mồ hôi thì cầm, làm ấm phần nhục, làm mạnh tấu lý, tả âm hỏa, giải cơ nhiệt. Chích Hoàng kỳ có tác dụng bổ trung, ích nguyên khí, ôn tam tiêu, tráng tỳ vị, sinh huyết sinh cơ, bài nùng nội thác”.

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể: Hoàng kỳ làm tăng chức năng thực bào của hệ thống tế bào lưới, nếu cùng dùng với Linh chi, Đảng sâm thì tác dụng càng rõ. Người sau khi cho uống nước sắc Hoàng kỳ, IgE và cAMP trong máu tăng lên rõ, SiaA trong nước miếng giảm rõ.
  • Hoàng kỳ và Polysaccharide của nó có khả năng làm cho tế bào tương của lách súc vật tăng sinh, thúc đẩy sự hình thành kháng thể và nâng cao tính miễn dịch của thể dịch. Hoàng kỳ không những làm tăng làm tăng cường chức năng miễn dịch mà còn có tác dụng điều tiết miễn dịch.
  • Theo Y học cổ truyền, tác dụng bổ khí phò chính của Hoàng kỳ là có liên quan mật thiết với khả năng nâng cao và điều tiết tính miễn dịch của cơ thể và tác dụng duy trì sự cân bằng nội môi của thuốc. Có tác giả cho rằng tác dụng bổ khí, cường tráng cơ thể của Hoàng kỳ còn do thuốc có tác dụng như nội tiết tố tình dục và tác dụng hưng phấn hệ thần kinh trung ương.
  • Tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong cơ thể: làm thí nghiệm mỗi ngày, thụt vào dạ dày chuột nhắt nước sắc Hoàng kỳ trong 3 tuần, chuột khỏe lên. Hoàng kỳ dùng trong nuôi dưỡng tế bào làm cho tế bào sinh trưởng nhanh, số lượng tế bào họat động tăng lên nhiều, tuổi thọ kéo dài. Nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy thuốc làm tăng cường chuyển hóa sinh lý của tế bào, tác dụng này có thể do thuốc có tác dụng điều chỉnh cAMP và cGMP trong tế bào. Hoàng kỳ có thể thúc đẩy sự chuyển hóa protid của huyết thanh và gan, đây cũng là 1 mặt quan trọng của tác dụng dược lý ” phò chính” của thuốc.
  • Tác dụng lợi tiểu: nước sắc và cao lỏng Hoàng kỳ đối với súc vật thực nghiệm ( chuột cống, thỏ, chó) và người thường đều có tác dụng lợi tiểu rõ rệt. Súc vật sau khi uống thuốc, lượng nước tiểu tăng 64% ( Tạp chí Y học Trung quốc 47:7-11,1961), nhưng phạm vi liều lượng có hiệu quả hẹp, liều thấp không có tác dụng, ngược lại liều quá cao lại làm cho nước tiểu giảm ( tác dụng hạ áp và lợi tiểu của Hoàng kỳ, Dược học học báo12(5),319-324, 1965).
  • Có tác dụng làm tăng lực co bóp của tim bình thường, đối với trạng thái suy tim do mệt mỏi hoặc do nhiễm độc, tác dụng cường tim của thuốc càng rõ. Dịch tiêm Hoàng kỳ có tác dụng 100% làm mạch co bóp và làm nhanh nhịp tim cô lập của thỏ.
  • Tác dụng hạ áp: nước sắc, cao lỏng, cồn Hoàng kỳ tiêm dưới da hay tĩnh mạch cho súc vật đã gây mê ( chó, mèo, thỏ) đều có tác dụng hạ áp nhanh, nhưng thời gian ngắn, tác dụng hạ áp có thể do thuốc làm giãn mạch ngoại vi. Thí nghiệm trên chuột bạch, chuột lang còn chứng minh thuốc có tác dụng tăng sức đề kháng của mao mạch, do đó có thể đề phòng hiện tượng thẩm thấu của mao mạch tăng mạnh do clorofoc, histamin tạo nên.
  • Trên lâm sàng đã chứng minh Hoàng kỳ cùng dùng với Đảng sâm trị đạm niệu do viêm thận có kết quả. Trong điều trị thận hư nhiễm mỡ, nên dùng liều cao thuốc có tác dụng làm giảm đạm niệu. Có báo cáo dùng thuốc bột Hoàng kỳ tốt hơn ( trích luận văn Hội nghị khoa học sinh lý toàn quốc Trung quốc lần thứ 2, trang13,1963).
  • Tác dụng kháng khuẩn: Trong ống nghiệm, thuốc có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn lî Shigella, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu, tụ cầu vàng ( in vitro antibacterial activety of some common Chinese herba on Gram-positive aerobic bacteria, Chin.Med J.67:648-656,1949).
  • Dịch tiêm Hoàng kỳ có tác dụng hưng phấn co bóp tử cung cô lập của chuột cống 100%. Nước sắc Hoàng kỳ có tác dụng ức chế ruột cô lập của thỏ Polysaccharide Hoàng kỳ có tác dụng kháng tế bào ung thư. Dịch tiêm Hoàng kỳ trong ống nghiệm có tác dụng tăng trưởng xương đùi của phôi thai gà.
  • Ngoài ra, theo báo cáo của Trương Trạch và Cao Kiều (1940), Hoàng kỳ có tác dụng làm cho kỳ động tinh của chuột bạch thông thường là 1 ngày kéo dài thành 10 ngày.
  • Hoàng Kỳ còn có tác dụng bảo vệ gan, chống giảm sút glycogen ở gan ( trích luận văn báo cáo tại Hội nghị học thuật của Hội Dược học Trung quốc năm 1962, trang 332-333, 1963).

Địa Chỉ Bán Hoàng Kỳ Uy Tín

Những Ai Nên Dùng Hoàng Kỳ ?

  • Người muốn bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng.
  • Người chân tay mỏi mệt rời rã, miệng khô, tim đập nhanh hồi hộp, mặt xanh vàng không muốn ăn uống, nhiều mồ hôi…
  • Người thường xuyên ra mồ hôi trộm.

Cách Dùng Hoàng Kỳ:

  • Dùng 6 – 12 gr sắc uống hàng ngày.
  • Thực dưỡng cho sức khỏe: hoàng kỳ thái lát mỏng, sử dụng dần. Mỗi lần dùng 5 – 10g, bỏ trong ly, chế nước sôi, hãm nửa giờ thì dùng uống thay trà.
  • Tẩm bổ sau mổ: hoàng kỳ 30g, a giao 30g, nếp 100g, đường đen 20g. A dao giã nhuyễn, cho vào chảo gang, sao vàng, tán mịn, sử dụng sau. Hoàng kỳ rửa sạch, nướng khô, thái phiến, cùng nếp cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, ninh thành cháo, nêm bột a dao và đường đen, tiếp tục ninh cháo đặc thì hoàn tất. Hoàng kỳ, a giao cùng hỗ tương, khí huyết song bổ. Nước sắc hoàng kỳ đã được chứng minh có thể kích thích cơ thể sản sinh interferon chống gen gây ung thư, theo đó phát huy tác dụng hỗ trợ phòng chống ung thư. Do vậy, hoàng kỳ rất thích hợp dùng tẩm bổ sau mổ.

Lưu ý:

  • Theo sách Dược phẩm hóa nghĩa: có tác dụng ôn trung, chủ kiện tỳ, nên chích Hoàng kỳ dùng bổ khí thăng dương, Sinh Hoàng kỳ có tác dụng thoái hư nhiệt, thác sang thương.
  • Tuy trên thực nghiệm súc vật, thuốc có tác dụng cường tim, nhưng trên lâm, không dùng trị suyễn do suy tim vì dùng sẽ tăng cơn khó thở có thể do hưng phấn trung khu thần kinh của thuốc, kích thích cơ trơn co thắt, cần chú ý.
  • Trên thực nghiệm có tác dụng hạ áp nhưng không nên dùng trong trường hợp huyết áp cao vì thuốc có tác dụng thăng dương.
  • Đối với trường hợp rối loạn tiêu hóa nếu bụng trên đầy thuộc thực chứng, dương chứng, không nên dùng.
  • So với Nhân sâm và Đảng sâm, Hoàng kỳ thiên về bổ khí ở cơ biểu, dùng tốt đối với chứng biểu hư còn Nhân sâm ( Đảng Sâm ) bổ khí của ngũ tạng chủ yếu bổ lý hư nên kết hợp dùng càng tốt.

Miễn Phí Giao Hàng Nội Thành Hà Nội

Hotline Hỗ Trợ: 0904.609.939 – 0985.607.333

mua ngay

Mua Hoàng Kỳ Ở Đâu Tốt ?

  • Cơ Sở 1: Số 320 Đường Chiến Thắng – Hà Đông – Hà Nội.
  • Cơ Sở 2: Số 2 Ngõ 127 Pháo Đài Láng – Đống Đa – Hà Nội.
  • Cơ Sở 3: Ngã 5 Kiến An – Trần Nhân Tông – Hải Phòng.
  • Hotline: 0904.609.939 – 0985.607.333

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!

Bài viết liên quan

Mua Hạt Ý Dĩ Ở Đâu Tốt ?

Mua Hạt Ý Dĩ Ở Đâu Tốt ?

15 Tháng Mười, 2017
Mua Giảo Cổ Lam Ở Đâu Tốt ?

Mua Giảo Cổ Lam Ở Đâu Tốt ?

14 Tháng Mười Một, 2017
Mua Bột Cam Thảo Ở Đâu Tốt ?

Mua Bột Cam Thảo Ở Đâu Tốt ?

23 Tháng Mười, 2017
Mua Trà Nhàu Ở Đâu Tốt ?

Mua Trà Nhàu Ở Đâu Tốt ?

5 Tháng Mười Một, 2017