Địa Chỉ Bán Long Nhãn Uy Tín
Địa Chỉ Bán Long Nhãn Uy Tín:
|
Bán Long Nhãn Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Long Nhãn Giá: 340.000 Đ / Kg
Long Nhãn có vị ngọt, tính bình, quy vào kinh tâm, tỳ. Có tác dụng hỗ trợ bổ huyết, dưỡng tâm, an thần, ích trí, bổ tỳ, kiện vị. Theo y học hiện đại, quả nhãn có giá trị dinh dưỡng cao bởi nguồn vitamin C dồi dào giúp hỗ trợ tăng cường quá trình hấp thu sắt trong cơ thể…
Thành Phần Hóa Học Có Trong Long Nhãn:
- Long nhãn chứa 0,85% nước, chất không tan trong nước là 19,39%, chất tan trong nước 79,77% gồm 29,91% glucose, 0,22% saccharose, 1,26% acid tartric, ngoài ra có saponin, chất béo, tanin và các chất khác.
Mô Tả Cây Nhãn:
- Cây nhãn cao 5-7m. Lá rườm rà, vỏ cây xù xì, sắc xám, nhiều cành, nhiều lá um tùm, xanh tươi luôn, không hay héo và rụng như lá các cây khác. Lá kép hình lông chim, mọc so le gồm 5 – 9 lá chét hẹp dài 7-20cm, rộng 2,5 – 5cm. Mùa xuân vào các tháng 2 – 3 – 4 có hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá, đài 5 – 6 răng, tràng 5 – 6, nhị 6 – 10, bầu 2 – 3 ô. Quả có vỏ ngoài màu vàng xám, hầu như nhaün (chỉ có một ô của bầu phát triển thành quả, các ô kia tiêu giảm đi). Hạt đen nhánh có áo hạt trắng bao bọc.
Phân Bố, Thu Hái Và Chế Biến Cây Nhãn:
- Ở Việt Nam đâu cũng có nhãn, nhưng nhiều và quý nhất là nhãn Hưng Yên. Có mọc ở miền nam Trung Quốc, Thái Lan, Đông Ần Độ. Thu hoạch vào tháng 7 – 8.
- Có nhiều loại nhãn: Nhãn trơ cùi rất mỏng, không chế được long nhãn. Nhãn nước cùi rất nhiều nước, chế được long nhãn, nhưng phẩm chất kém, chế tốn nhiều công (18-20kg nhãn tươi mới được 1kg long nhãn).
- Nhãn lồng (vì khi quả nhãn gần chín người ta thường dùng lồng tre hay nứa để giữ chim, dơi khỏi ăn) loại này cùi dày và mọng.
- Nhãn mua về để cả chùm cả vỏ, nhúng vào nước sôi 1-2 phút (không để lâu quá sẽ nứt vỏ), để nguyên cả chùm, ngày phơi đêm sấy chừng 36 – 42 giờ cho đến khi khô vừa phải lúc lắc quả nhãn thấy kêu lóc cóc thì bóc vỏ, bỏ hạt, lấy cùi đem sấy cho đến khi cầm không dính tay là được. Nhiệt độ sấy không cao quá 50 – 60 0C. Tỷ lệ chế biến: 100 kg quả tươi cho 10 – 12 kg long nhãn.
Bộ Phận Dùng Của Cây Nhãn:
- Ngoài Long nhãn nhục, tất cả các bộ phận khác của cây nhãn đều có thể sử dụng làm thuốc.
- Hạt nhãn (Long nhãn hạch) có vị chát; có tác dụng giảm đau, cầm máu, lý khí hóa thấp; dùng để chữa chứng thiên trụy, tràng nhạc và một số chứng bệnh ngoài da như chốc lở, đứt chân tay …
- Vỏ quả nhãn (Long nhãn xác) có vị ngọt, tính ấm, không độc, vào kinh Phế. Có tác dụng trừ phong, chữa chóng mặt, dùng ngoài chữa bỏng và vết thương ngoài da.
- Lá nhãn (Long nhãn diệp) có vị nhạt, tính bình; có tác dụng chữa cảm mạo, sốt rét, an thai.
- Hoa nhãn (Long nhãn hoa) sắc uống có thể chữa chứng bí tiểu tiện.
- Vỏ thân cây nhãn (Long nhãn thụ bì) có tác dụng trị cam tích, đinh sang (mụn nhọt).
- Rễ cây nhãn (Long nhãn căn) vị đắng, chát; có tác dụng chữa khí hư bạch đới, trị giun chỉ (lariasis).
Tính Vị Của Long Nhãn:
- Vị ngọt, tính bình (Bản Kinh).
- Vị ngọt, chua (Tân Tu Bản Thảo).
- Vị ngọt, tính ôn (Bản Thảo Hối Ngôn).
- Vị ngọt, tính ấm (Trung Dược Học).
Long Nhãn Quy Vào Các Kinh Sau:
- Vào kinh Tỳ, Tâm (Bản Thảo Kinh Sơ).
- Vào kinh Can, Tâm, Tỳ (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
- Vào kinh Tâm, Thận (Bản Thảo Tái Tân).
- Vào kinh Tâm, Tỳ (Trung Dược Học).
Công Dụng Của Long Nhãn:
- Theo y học cổ truyền, long nhãn có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hỗ trợ bổ tâm, tỳ, dưỡng huyết, ích trí, hỗ trợ điều trị thần kinh suy nhược, kém ngủ, hay quên. Trong thực tế, long nhãn dùng riêng hãm với nước sôi để nguội, uống nước, ăn cái có tác dụng giảm mệt mỏi, đau nhức và kiệt sức hoặc phối hợp với những vị thuốc khác để phục hồi sức khỏe.
- Long nhãn là vị thuốc bổ từ quả nhãn sấy khô. Theo y học hiện đại, quả nhãn có giá trị dinh dưỡng cao bởi nguồn vitamin C dồi dào giúp tăng cường quá trình hấp thu sắt trong cơ thể, hạn chế chứng bệnh thiếu máu, giúp các dây thần kinh thư giãn và tăng cường chức năng hoạt động, do vậy, giúp dễ ngủ…
- Theo sách “Trung dược thú thoại”: Thời xưa, người ta còn phân loại nhãn theo kích thước: Loại to gọi là “Hổ nhãn” (mắt hổ), quả kích thước trung bình gọi là “Long nhãn” (mắt rồng), loại quả nhỏ hơn là “Nhân nhãn” (mắt người), còn loại nhỏ nhất có tên là “Quỷ nhãn” (mắt quỷ). Để làm thuốc, chế Long nhãn nhục, chỉ sử dụng loại kích thước trung bình.
- Nhãn ở Việt Nam có nhiều loại. “Nhãn lồng” là loại có cùi dày và mọng nhất. Gọi là nhãn lồng, vì khi quả gần chín người ta phải dùng lồng tre hoặc lồng nứa bao kín, để ngăn cho khỏi bị chim hoặc dơi ăn. Nhãn lồng là nguyên liệu chủ yếu để chế ra Long nhãn nhục. Loại “nhãn nước” cùi có rất nhiều nước, cũng chế được long nhãn nhưng phẩm chất kém và chế biến tốn nhiều công sức. Còn “nhãn trơ” có cùi rất mỏng, không chế được long nhãn.
- Trong sách Bản Thảo Cương Mục, Lý Thời Trân đã từng nhận định: Về mặt thực phẩm, nhãn đứng sau vải, nhưng về mặt bổ dưỡng thì nhãn có tác dụng tốt hơn; vì vải là quả có tính nhiệt, còn long nhãn có dược tính tương đối bình hòa.
- Các nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, Long nhãn có tác dụng chống lão suy vì trong cùi có flavoprotein – một hoạt chất có tác dụng tăng cường hoạt tính của các tế bào thần kinh não; trong cùi nhãn còn có Vitamin P, một chất có tác dụng làm tăng độ bền và độ đàn hồi của mạch máu, giúp cho quá trình tuần hoàn máu trở nên tốt hơn. Như vậy, Y học cổ truyền và hiện đại đều khẳng định, Long nhãn là vị thuốc có tác dụng bổ dưỡng tốt đối với tuần hoàn và thần kinh.
Những Ai Nên Hạn Chế Dùng Long Nhãn ?
Thai phụ nên hạn chế:
- Theo Đông y, nhãn có mùi thơm vị ngọt, thuốc tính ôn nhiệt, có chức năng bổ ích tâm tỳ, dưỡng cơ ích khí, dưỡng huyết an thần. Còn có thể sinh tân dịch, nhuận ngũ tạng, là loại quả ngon, bổ dưỡng tốt. Nhưng do nhãn tính ngọt thơm, ấm, nên đối với người đờm hỏa bên trong và bị bệnh nóng trong thì không nên ăn, nhất là phụ nữ có thai lại càng phải kiêng.
- PGS. TS Trần Đình Toán, Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết: “Trong long nhãn có sacaroza, glucoza, protein, axit tatric, chất béo, sinh tố A, B. Các men amylaza, peroxitdaza… Long nhãn được y học cổ truyền sử dụng dưới nhiều dạng như thuốc sắc, thuốc cao, thuốc hoàn, rượu thuốc… riêng rượu thuốc có thể ngâm phối hợp với các vị thuốc khác để bồi bổ cơ thể, chống mất ngủ, suy nhược thần kinh. Tuy nhiên, người ở thể hỏa vượng, cao huyết áp, tiểu đường không nên dùng và phụ nữ đang mang thai không nên ăn nhiều”.
- Phụ nữ có thai, phần lớn xuất hiện âm hỏa hư, có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng như táo bón, tiểu tiện đỏ xẻn, rêu lưỡi khô và vàng, miệng đắng, họng rát, cho nên để từ âm thanh nhiệt, lượng huyết an thai, nên lúc này ăn nhãn, chẳng những không có tác dụng bồi bổ, ngược lại còn làm tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai, đặc biệt là phụ nữ có thai thời kỳ đầu đến 7 – 8 tháng, càng phải kiêng ăn nhãn. Tuy nhiên, đối với sản phụ sau khi sinh con mà ăn nhãn hoặc uống nước nhãn thì lại rất tốt.
Người bị mụn:
- Trái nhãn chứa nhiều khoáng chất, vitamin A, C, kali, photpho, magie và sắt. Do vậy mà ăn nhãn sẽ có nhiều tác dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại quả này là nguồn cơn gây ra mụn nhọt, mẩn ngứa nếu ăn nhiều. Nhưng nếu bạn dùng long nhãn để ngâm rượu thì nó lại giúp bạn làm đẹp da. Hỗn hợp này có khả năng chống lão hóa nên giúp tăng cường sức khỏe cho da, đặc biệt là đối với da ở khu vực mắt, nó giúp làm giảm nếp nhăn và làm sáng da.
Người bị béo phì:
- Nhiều người thường nghĩ ăn nhiều hoa quả sẽ không bị béo phì. Họ nhịn ăn cơm và thay bằng hoa quả để giảm cân, nhưng kết quả thì ngược lại với mong muốn. Trái cây chứa nhiều vitamin và chất xơ mang nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp… Cũng chính vì điều này, nhiều người bắt đầu cuộc chiến giảm cân bằng trái cây. Đây là một quan niệm đúng nếu như bạn biết lựa chọn các loại hoa quả để ăn, tuân thủ các nguyên tắc, thời gian và liều lượng.
- Theo các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, những trái cây có vị ngọt thường có hàm lượng đường cao. Khi ăn nhiều, các loại quả này cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng khá lớn. Ví dụ: nếu bạn ăn hai quả chuối tiêu loại 100 gr thì năng lượng cũng bằng ăn một bát cơm; ăn một quả na, một quả xoài loại 200 – 250g, ăn 300g mít, hoặc vải, nhãn thì cũng tương đương với một bát cơm. Vì vậy, nếu nhịn ăn cơm mà ăn nhiều các lọai quả ngọt này thì vẫn bị tăng cân là hoàn toàn có thể.
- Nếu muốn không bị béo hoặc muốn giảm cân, bạn nên ăn các loại quả có hàm lượng đường thấp như dưa chuột, củ đậu… Hiệu quả giảm cân sẽ tăng gấp bội nếu bạn ăn trái cây vào buổi sáng, trước các bữa ăn hoặc chia nhỏ bữa ăn với trái cây.
Những Ai Nên Dùng Long Nhãn ?
- Người bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, mất ngủ, hay quên.
- Người bị thiếu máu, tim hồi hộp, loạn nhịp, lo nghĩ quá nhiều, ăn uống, tiêu hóa kém.
Tham Khảo Một Số Cách Dùng Long Nhãn:
- Hỗ trợ điều trị mất ngủ: long nhãn 9g, toan táo nhân 9g, khiếm thực 15g. Sắc uống.
- Hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu, cơ thể suy nhược, thể trạng mệt mỏi, đoản hơi: long nhãn 16g, đương quy 12g, hoàng kỳ 12g, thục địa 16g. Sắc uống.
- Hỗ trợ điều trị chứng suy giảm trí nhớ, hay quên, hay hốt hoảng, lo nghĩ quá nhiều, hoa mắt, chóng mặt: long nhãn 16g, câu đằng 12g, toan táo nhân 10g, thục địa 16g. Sắc uống.
- Hỗ trợ điều trị tiêu hóa kém, chán ăn, ăn không ngon miệng: bạch truật 12g, hoài sơn 12g, long nhãn 12g, ý dĩ nhân 10g, liên nhục 10g, phục thần 12g, cam thảo 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Để ích khí bổ huyết, kiện tỳ, dưỡng tâm: nhân sâm 10g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, long nhãn 12g, toan táo nhân 12g, phục thần 12g, viễn chí 8g, mộc hương 6g, cam thảo 8g. Sắc uống ngày một thang chia 2-3 lần, uống khi thuốc còn ấm.
Hotline Hỗ Trợ: 0904.609.939 – 0985.607.333
Mua Long Nhãn Ở Đâu Tốt ?
|
Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!
Bài viết liên quan
Địa Chỉ Bán Kê Huyết Đằng Uy Tín
9 Tháng Năm, 2017
1 Tháng Năm, 2017
16 Tháng Năm, 2017
Địa Chỉ Bán Nước Nhàu Noni Hương Thanh Uy Tín
5 Tháng Tư, 2017
23 Tháng Tư, 2017
23 Tháng Mười, 2017
HOLINE