Địa Chỉ Bán Liên Kiều Uy Tín
Địa Chỉ Bán Liên Kiều Uy Tín:
|
Bán Liên Kiều Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Liên Kiều Giá: 400.000 Đ / Kg
Liên Kiều có vị đắng, hơi hàn, không độc, vào 4 kinh tâm, đởm, tan tiêu và đại trường nên có hiệu quả rất tốt giúp thanh nhiệt giải độc, làm mát cơ thể và phát huy hiệu quả tốt trong điều trị và phòng ngừa các triệu chứng của dị ứng. Có tác dụng hỗ trợ điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa, tràng nhạc, ban sởi, cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh mới phát, sốt cao bứt rứt khát nước, phát ban, tiểu đỏ nóng, bí tiểu tiện.
Thành Phần Hóa Học Có Trong Liên Kiều:
- Theo nghiên cứu sơ bộ của hệ dược học, Viện nghiên cứu y học Bắc kinh thì trong thanh liên kiều có chừng 4,89% saponin và 0,2% ancaloit (Trung dược chí -Bắc kinh 1959). Theo Tăng Quảng Phương (1936, Trung hoa y học tạp chí) trong liên kiều có một glucozit gọi là phylirin C, saponin, vitamin P và tinh dầu.
Mô Tả Cây Liên Kiều:
- Cây liên kiều là một cây cao 2-4m. Cành non gần như 4 cạnh có nhiều đốt; giữa các đốt thân rỗng bì không rõ. Lá đơn mọc đối hoặc có khi mọc thành vòng 3 lá, cuống dài 0,08-2cm. Phiến lá hình trứng, dài 3-7cm, rộng 2-4cm, mép có răng cưa không đều, chất lá hơi dài. Hoa màu vàng tươi. Đài và tràng hình ống, trên xẻ thành 4 thùy. 2 nhị thấp hơn tràng.
- Nhụy có 2 núm. Quả khô, hình trứng dẹt, dài 1,5-2cm, rộng 0,5-1cm, phía bên có cạnh lồi, đầu nhọn, khi chín mở ra như mỏ chim, phía dưới có cuống hay chỉ còn sẹo. Vỏ ngoài màu nâu nhạt. Trong quả có nhiều hạt, nhưng phần lớn rơi vãi đi, chỉ còn sót lại một ít. Mùa hoa tại Trung quốc: tháng 3-5; mùa quả: tháng 7-8.
Phân Bố, Thu Hái Và Cách Chế Biến Liên Kiều:
- Cây liên kiều chưa thấy ở Việt nam. Hiện nay vị liên kiều ta vẫn phải nhập từ Trung quốc, Cây này chủ yếu mọc ở Trung quốc (Sơn tây, Hà nam, Hà bắc, Hồ bắc, Cam túc). Còn mọc ở Nhật bản. Tại nhiều nơi đó người ta còn trồng dùng làm cảnh.
- Dùng làm thuốc có khi người ta chia làm thanh kiều và lão kiều. Thanh kiều hái vào các tháng 8-9 khi quả chưa chín, nhúng vào nước sôi, rồi lấy ra phơi hay sấy khô. Lão kiều hái vào tháng 10 khi quả đã chín vàng. Thanh kiều và lão kiều cũng giống nhau, nhưng thanh kiều phần nhiều đầu quả chưa tách ra như mỏ chim mở, hạt còn nguyên không rơi rụng Lão kiều không có mùi đặc biệt, vị đắng.
Bộ Phận Dùng Của Liên Kiều:
- Quả chín khô của cây Liên kiều (Fructus Forsythiae). Thanh kiều là quả mới chín hái về, đồ rồi phơi khô. Lão kiều là quả chín già phơi khô bỏ hạt.
Tính Vị Của Liên Kiều:
- Vị đắng, tính hàn (Bản Kinh).
- Vị hơi đắng (Bản Thảo Cương Mục).
- Vị đắng, tính mát (Y Học Khải Nguyên).
- Vị đắng, tính hàn (Bản Thảo Sùng Nguyên).
- Vị đắng, tính hàn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
- Vị đắng, hơi chua, tính mát (Trung Dược Học).
- Vị đắng, tính hơi hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liên Kiều Quy Vào Các Kinh:
- Vào kinh Thận, Vị (Thang Dịch Bản Thảo).
- Vào kinh Phế (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
- Vào kinh Thận (Tăng Đính Trị Liệu Hối Nghĩa).
- Vào kinh Tâm, Can, Bàng quang (Trung Dược Học).
- Vào kinh Tâm, Phế, Đởm, Đại trường, Tam tiêu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Công Dụng Của Liên Kiều:
- Theo Đông y, Liên Kiều có vị đắng, hơi hàn, không độc, vào 4 kinh tâm, đởm, tan tiêu và đại trường nên có hiệu quả rất tốt giúp thanh nhiệt giải độc, làm mát cơ thể và phát huy hiệu quả tốt trong điều trị và phòng ngừa các triệu chứng của dị ứng.
Theo y học cổ truyền:
- “Liên kiều vị đắng, tính hàn, có khả năng tả uất hỏa ở 6 kinh, là chủ dược của thủ Thiếu âm Tâm kinh. Tâm là chủ của hỏa ở 5 tạng, Tâm hỏa được thanh thì mọi hỏa cũng thanh cả. Phàm mọi chứng sang lở ngoài da đều lấy Liên kiều làm thuốc cốt yếu” (Dược Phẩm Vậng Yếu).
- Liên kiều là thuốc chủ lực vào phần khí của kinh túc Thiếu âm (Thận) và thủ Quyết âm (Tâm bào lạc) (Bản Thảo Cương Mục).
- Liên kiều chủ trị được những chứng bệnh về huyết thể thực chứng. Liên kiều có công hiệu giống như Hoàng liên. Liên kiều làm tá, sứ cho trung tiêu. Phòng phong là thượng sứ của Liên kiều. Địa du làm hạ sứ cho Liên kiều. Liên kiều lại có tính thông lợi được kinh nguyệt. Liên kiều là vị thuốc thánh trong trị ung nhọt của 12 đường kinh vậy” (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
- Liên kiều và Kim ngân hoa đều có tác dụng tiêu độc nhưng Kim ngân hoa thiên về Salmonella typhi và Streptococus tan huyết còn Liên kiều có tác dụng tốt hơn đối với Shigella Spp và Staphylococus aureus (Trung Dược Học).
- “Thanh nhiệt ở phần Khí thường dùng vỏ Liên kiều, thanh hỏa ở Tâm thường dùng tâm của Liên kiều (Đông Dược Học Thiết Yếu).
- “Liên kiều hợp với Ngân hoa thì hiệu lực phát biểu mạnh hơn. Liên kiều thiên về thanh thấu nhiệt đến cơ biểu, mồ hôi ra ít, phát nhiệt, cảm thấy cơ thể bế tắc khó chịu thì nên dùng. Ngân hoa có mùi thơm, thiên về thanh thấu nhiệt đi lên trên, từ miệng mũi đi ra ngoài, mồ hôi ra nhiều, phát nhiệt, cảm thấy khí ở thượng tiêu bí tắc thì nên dùng. Liên kiều vị đắng, tính hàn, hợp với thanh phong nhiệt thiên về phần lý. Bạc hà vị cay, tính mát, hợp với trừ phong nhiệt ở trong và ngoài. Ma hoàng, Quế chi vị cay, tính ấm, thích hợp với tán phong hàm thiên về biểu.” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
- “Liên kiều và Ngưu bàng tử đều có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sơ tán phong nhiệt, tán kết. Tuy nhiên, Liên kiều vị đắng, tính hàn, thiên vào phần khí và vào phần huyết, thăng và phù vì vậy có tác dụng tán. Chuyên thanh Tâm hỏa, lại hay tán kết, hóa ứ, lợi thấp, thanh nhiệt. Khi điều trị thường hay thiên về Tâm và Tiểu trường.Ngưu bàng tử chất nặng, vị cay, đắng, tính hàn, thiên đi vào phần khí, vừa thăng vừa giáng, sở trường là sơ tán phong hỏa, lợi yết hầu, tán kết, lại hay tả bên trong, hoạt trường, thông tiện, làm cho tà khí bên trong thoát ra ngoài mà giải đi. Khi điều trị, thiên về Phế và Vị kinh” (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
- “Liên kiều và Ngân hoa đều là vị thuốc thanh nhiệt, giải độc, thường hay dùng phối hợp với nhau. Nhưng Liên kiều vị đắng, tính hàn, sở trường về thanh Tâm, tả hỏa, tán kết, lợi thấp, khi điều trị, thiên về Tâm và Tiểu trường. Kim ngân hoa vị ngọt, tính hàn, sở trường về thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chỉ lỵ. Khi điều trị, thiên về Phế và Vị kinh” (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Tác dụng kháng khuẩn rộng: Phenol Liên kiều có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lî, thương hàn, lao,ho gà, bạch hầu, leptospira, hebdomadis, virús cúm, rhinovirus, nấm,. với mức độ khác nhau.
- Tác dụng chống viêm: khu trú trạng thái viêm mà không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tế bào nên cổ nhân gọi Liên kiều là “sang gia thần dược”, tăng tác dụng thực bào của bạch cầu.
- Thuốc có tác dụng hạ huyết áp, làm giãn mạch, tăng lưu lượng tuần hoàn, cải thiện vi tuần hoàn.
- Thuốc có tác dụng bảo vệ gan, giải nhiệt, cầm nôn, lợi tiểu, cường tim.
- Năm 1949, Chu Nhan có dùng 1 phần liên kiều và 5 phần nước cất, đun sôi trong 4 phút, rồi dùng giấy lọc tiệt trùng thấm dung dịch này, đặt lên hộp petri có liên cầu trùng (streptococ) và tụ cầu trùng (Staphylococ), sau 24 giờ ở nhiệt độ 37, vòng vô khuẩn là 10-14mm đối với tụ cầu trùng và 8-10mm đối với liên cầu trùng. Thử trong hộp petri thì tác dụng mạnh nhất trên các vi trùng thương hàn, tả, trực trùng coli, tụ cầu, bạch hầu (vòng vô khuẩn 11-20mm), yếu hơn đối với các vi trùng lỵ, phó thương hàn, vi trùng sinh mủ, liên cầu tan huyết, phế cầu (vòng vô khuẩn 2-10mm).
Những Ai Nên Dùng Liên Kiều ?
- Người bị nóng trong, mụn nhọt, mẩn ngứa, tràng nhạc, ban sởi.
- Người bị cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh mới phát, sốt cao bứt rứt khát nước.
Cách Dùng Liên Kiều:
- Ngày dùng 6 – 12g, sắc nước uống trong ngày hoặc hoàn tán phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ:
- Chỉ mát mà không bổ, bệnh ung nhọt đã vỡ mủ thì không dùng. Hỏa nhiệt thuộc hư cũng kiêng dùng. Tỳ Vị hư yếu, phân lỏng: cẩn thận đừng dùng (Dược Phẩm Vậng Yếu).
- Người thuộc âm hư nội nhiệt và ung nhọt đã vỡ: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
- Tỳ hư, tiêu chảy: không dùng (Trung Dược Học).
- Sốt kèm khí hư: không dùng (Trung Dược Học).
- Mụn nhọt thể âm, mụn nhọt đã lở loét: không dùng (Trung Dược Học).
Hotline Hỗ Trợ: 0904.609.939 – 0985.607.333
Mua Liên Kiều Ở Đâu Tốt ?
|
Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!
Bài viết liên quan
Mua Nấm Linh Chi Sapa Ở Đâu Tốt ?
12 Tháng Mười, 2017HOLINE