0904.609.939

Địa Chỉ Bán Kha Tử Uy Tín

Địa Chỉ Bán Kha Tử Uy Tín:

  • Cơ Sở 1: Số 320 Đường Chiến Thắng – Hà Đông – Hà Nội.
  • Cơ Sở 2: Số 2 Ngõ 127 Pháo Đài Láng – Đống Đa – Hà Nội.
  • Cơ Sở 3: Ngã 5 Kiến An – Trần Nhân Tông – Hải Phòng.
  • Hotline: 0904.609.939 – 0985.607.333

Bán Kha Tử Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản

Kha Tử

Quả Kha Tử Giá: 160.000 Đ / Kg

mua ngayKha Tử còn có tên là Kha Lê Lặc có vị chua, chát, đắng được quy vào các kinh phế, đại tràng có tác dụng liễm phế, chỉ khái (sạch phổi, trừ ho), trị phế hư, ho hen, viêm họng, khản tiếng. Người Ấn Độ tán quả thành bột và hút trong một tẩu thuốc lá làm giảm hen. Nhân dân vùng NePal nướng Kha tử trên than hồng rồi nhai chậm để chữa viêm họng và có tác dụng long đờm.

Thành Phần Hóa Học Có Trong Kha Tử:

  • Trong quả có khoảng 30% chất săn da mà chất đặc trưng là acid chebulinic, chebulin, acid chebulagic terchebin, acid shikimic; còn có 20-40% tanin với acid ellagic, acid gallic, acid quinic; sennoside A và tanase. Trong nhân có 3-7% chất dầu màu vàng, trong suốt, nửa khô.

Mô Tả Cây Kha Tử:

  • Cây to, cao 15-20m. Cành non có lông. Vỏ thân màu xám nhạt, có vách nứt dọc. Lá mọc so le, đầu nhọn, 15-20cm, có lông mềm, sau nhẵn. Ở đầu cuống lá có 2 tua nhỏ. Hoa nhỏ, màu trắng vàng vàng, thơm, xếp thành chùy ở nách lá hay ở ngọn, phủ lông màu đồng. Quả hình trứng thuôn dài 3-4cm, rộng 22-25mm, tù hai đầu, không có cánh,ốc 5 cạnh dọc, màu nâu vàng nhạt, có thịt đen. Hạch chứa một hạt dày 4mm, có lá mầm cuộn. Cây ra hoa tháng 5-6, có quả tháng 8-9 trở đi.
  • Quả Kha Tử còn được gọi là chiêu liêu, kha lê. Cây kha tử là một cây gỗ cao 15 – 20m. Lá mọc đối, cuống ngắn. Hoa màu trắng, có mùi thơm, mọc thành bông ở đầu cành hoặc kẽ lá.
  • Quả với lớp vỏ màu nâu nhạt, hình trứng (đường kính 2,5 – 3cm), có 5 cạnh dọc, nhọn ở 2 đầu, trong chứa một hạt nhỏ cứng. Quả chín vào khoảng tháng 9, 10, 11, lấy đem sấy khô dùng làm thuốc. Quả kha tử có vị chát, nhạt, hơi chua, tính mát.

Phân Bố Và Thu Hái Cây Kha Tử:

  • Cây Kha Tử mọc hoang và được trồng ở một số tỉnh miền Nam nước ta. Trên thế giới, Cây Kha Tử mọc hoang và được trồng ở các nước Đông Nam á (Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện), ấn Độ. Trước đây, Trung Quốc phải nhập vị Kha tử ở ấn Độ và Việt Nam, nay đã trồng được ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây.
  • Cây của miền Đông Dương và Ấn Độ mọc hoang ở rừng thưa, rừng thứ sinh ở các tỉnh phía Nam nước ta. Thu hái quả vào mùa quả chín (tháng 9-11), phơi khô. Khi dùng sao qua, bỏ hạt. Bảo quản nơi khô ráo.

Bộ Phận Dùng Của Kha Tử:

  • Quả khô – Fructus Chebulae, thường gọi Kha tử. Có khi dùng cả vỏ cây.

Tính Vị Và Qui Kinh Của Kha Tử:

  • Vị đắng, sáp, tính bình, qui kinh Phế, Đại tràng.

Theo các sách cổ:

  • Sách Dược tính bản thảo: vị đắng ngọt.
  • Sách Tân tu bản thảo: vị đắng ôn, không độc.
  • Sách Hải dược bản thảo: vị chua sáp ôn, không độc.
  • Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập 5 kinh Phế Can Tỳ Thận Đại tràng.
  • Sách Bản thảo cầu chân: nhập Đại tràng, Vị kinh.

Công Dụng Của Kha Tử:

Theo y học cổ truyền:

  • Khi nghiên cứu các loại thảo dược được sử dụng trong hệ thống Y học cổ đại Ấn Độ Ayurveda với hơn 5000 năm lịch sử, các nhà khoa học đã phát hiện ra một trong những loại thảo dược được sùng kính nhất là cây Kha tử (tên khoa học là Terminalia chebula) . Quả của cây Kha tử có rất nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau, được sử dụng rộng rãi trong các hộ gia đình Ấn Độ từ xa xưa. Tại miền Nam nước ta, nguồn dược liệu phong phú này đã nhanh chóng trở thành vị thuốc độc đáo được dân gian truyền miệng.
  • Không được lòng người vì vẻ xấu xí, vị đắng chát và khó nuốt nhưng giá trị Y học Kha tử mang lại thì không ai có thể phủ nhận. Ở Ấn Độ, Trung Quốc, quả Kha tử được dùng với tác dụng nhuận tràng, lợi tiêu hóa, bồi bổ và làm hồi phục sức khỏe. Thịt quả dùng làm thuốc đánh răng, chữa chảy máu và loét lợi. Quả Kha tử cũng được phối hợp với các dược liệu khác, sắc uống để điều trị rối loạn tiết niệu, táo bón, bệnh tim.
  • Tuy nhiên, công dụng nổi bật, vượt  trội hơn cả mà Kha tử mang lại là khả năng trị  viêm họng, khản tiếng. Tác dụng này thậm chí còn nhanh hơn đáng kể so với bất kỳ loại thảo dược nào khác.
  • Y học cổ truyền các nước bằng thực tế sử dụng đã đánh giá: Kha tử vị chua, chát, đắng, quy vào các kinh phế, đại tràng có tác dụng liễm phế, chỉ khái (sạch phổi, trừ ho), trị phế hư, ho hen, viêm hầu họng, khản tiếng. Người Ấn Độ tán quả thành bột và hút trong một tẩu thuốc lá làm giảm hen. Nhân dân vùng NePal nướng Kha tử trên than hồng rồi nhai chậm để chữa viêm họng và có tác dụng long đờm. Cách sử dụng tán thành bột, giã nát hoặc sắc uống Kha tử cũng được áp dụng tương tự như ở Việt Nam.

Theo y học hiện đại:

  • Ngày nay, y học hiện đại đã chứng minh tác dụng của Kha tử trong điều trị viêm họng, khản tiếng bằng các nghiên cứu lâm sàng. Trước hết là tác dụng giảm ho, thử nghiệm đã cho thấy hoạt chất Polysaccharid trong Kha tử có khả năng giảm ho rõ rệt.
  • Tác dụng dược lý này của Polysaccharid tương tự chất chống ho codein. Cụ thể, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Slovakia và Ấn Độ trên động vật năm 2013, sau khi uống chiết xuất Kha tử từ 30, 60, 120, 300 phút, phản xạ ho đã giảm ngay từ phút 30.
  • Không chỉ vậy, theo đơn vị Nghiên cứu nông nghiệp và sinh học, Viện thống kê Ấn Độ năm 2013 nhờ chất Alloyl nên Kha tử sở hữu hoạt tính kháng vi rút. Hoạt chất này đóng vai trò quan trọng đối với sự ức chế các vi rút loại 1 và một số vi rút làm giảm hệ miễn dịch của con người.
  • Nghiên cứu của các nhà khoa học Slovakia và Ấn Độ trên động vật cũng cho thấy hoạt tính kháng khuẩn trong Kha tử với hàm lượng tamin giàu có (chiếm 24-64%) tổng hợp trong đó là các axit galic, egalic, luteolic, chebulinic. Sự tồn tại của hoạt chất đặc biệt này đã khiến Kha tử trở thành chất kháng sinh tự nhiên, có khả năng diệt khuẩn mạnh mẽ.
  • Dựa trên hoạt tính dược lý lợi thế đó, con người hiện đại đã không ngừng nghiên cứu, cho ra các chế phẩm Kha tử với tác dụng ức chế in vitro (một phương pháp nghiên cứu trong sinh học thực nghiệm) một số vi khuẩn như trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn bạch hầu, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella typhi, tụ cầu vàng và liên cầu khuẩn tán huyết.
  • Do đó với bệnh viêm họng, khản tiếng có 80% nguyên nhân do từ vi rút (điển hình như virusRhinovirus, coronavirus, parainfluenza virus, virut cúm A, cúm B, Viruts adenovirus, virus Epstein-Barr (EBV), herpes simplex (HPV)) và khoảng 20% còn lại do các vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu,… thì sử dụng Kha tử rất hiệu quả.

Địa Chỉ Bán Kha Tử Uy Tín

Những Ai Nên Dùng Kha Tử ?

  • Người bị viêm họng, ho khan tiếng, tắt tiếng, ho có đờm…

Cách Dùng Kha Tử:

  • Theo kinh nghiệm Viện Đông y: Khi dùng Kha tử rửa sạch, để ráo nước, sao sơ, lúc bốc thuốc thang, giã dập, bỏ hạt dùng.
  • Theo kinh nghiệm của nhân dân: Lấy vỏ giã dập rồi ngậm để trị đau cổ họng, ho mất tiếng. Người thường ca hát, nói nhiều dùng thịt quả Kha tử nhào với mật ong và Ô mai ngậm cho thanh tiếng, tránh được khô cổ.

Lưu ý:

  • Không dùng Kha tử trong các trường hợp ho do Phế có thực nhiệt, táo bón, mới cảm, có thực tà không nên dùng.
  • Trường hợp dùng để trị tiêu chảy nên dùng Kha tử nướng, trường hợp ho mất tiếng nên dùng Kha tử sống, nếu là quả Kha tử xanh tác dụng càng hay.
  • Trường hợp bệnh nhân có triệu chứng thấp nhiệt tích trệ không nên dùng độc vị Kha tử.

Miễn Phí Giao Hàng Nội Thành Hà Nội

Hotline Hỗ Trợ: 0904.609.939 – 0985.607.333

mua ngay

Mua Kha Tử Ở Đâu Tốt ?

  • Cơ Sở 1: Số 320 Đường Chiến Thắng – Hà Đông – Hà Nội.
  • Cơ Sở 2: Số 2 Ngõ 127 Pháo Đài Láng – Đống Đa – Hà Nội.
  • Cơ Sở 3: Ngã 5 Kiến An – Trần Nhân Tông – Hải Phòng.
  • Hotline: 0904.609.939 – 0985.607.333

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!

Bài viết liên quan