Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Viêm Niệu Đạo Bằng Thuốc Nam
Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Viêm Niệu Đạo Bằng Thuốc Nam như: kim tiền thảo, bông mã đề, quả dứa dại… là một số loại thảo dược thường được dùng trong đông y để hỗ trợ điều trị bệnh viêm niệu đạo.
Viêm niệu đạo nguyên nhân do đâu ? Viêm niệu đạo là hiện tượng niệu đạo hay ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài bị các vi khuẩn, vi nấm xâm nhập và gây hại làm cho bệnh nhân có các biểu hiện như đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu, phù thũng bộ phận đường tiết niệu bị đau và sưng.
Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Viêm Niệu Đạo Bằng Thuốc Nam:
Dùng Kim Tiền Thảo Để Hỗ Trợ Điều Trị Viêm Niệu Đạo:
- Kim tiền thảo có tên khoa học là Desmodium styracifolium (Osb.) Merr., thuộc họ nhà đậu, có thân bò sát đất có lớp lông mỏng bao quanh, lá mọc so le và hoa màu hồng tím rất giống với cây lạc.
- Kim tiền thảo có tính mát, vị ngọt cả thân cây đều dùng làm thuốc có tác dụng hỗ trợ thanh nhiệt, lợi tiểu, thông đàm, tán thấp… Kim tiền thảo từ lâu đã được dùng để hỗ trợ điều trị viêm niệu đạo không những thế mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang, sỏi tùi mật, vàng da, viêm gan hay viêm thận phù thũng.
Hỗ trợ điều trị sỏi đường tiết niệu:
- Cách 1: Dùng 500ml nước nấu với kim tiền thảo 60g sắc nước uống cho tới khi còn 150ml nước sau đó chia làm 2-3 lần uống trong ngày.
- Cách 2: Dùng 750 ml nước nấu với 30g kim tiền thảo, 20g cây râu mèo, 12g rễ cỏ tranh, 10g mã đề sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống trong vòng khoảng 1 tháng.
Hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu:
- Nấu 750ml nước với các loại kim tiền thảo 30g, kim ngân hoa 16g, bồ công anh 16g, mã đề 16g, thổ phụ linh 16g. Nấu với 750ml nước cho tới khi còn sắc còn 300ml thì bắt nồi ra, chia lượng thuốc vừa sắc được thành 2 lần uống trước bữa ăn 1-2 tiếng.
Dùng Bông Mã Đề Để Hỗ Trợ Điều Trị Viêm Niệu Đạo:
- Cây mã đề còn có tên gọi khác là xa tiền thảo tên khoa học là Plantago major, cây có tính hàn, vị ngọt có tác dụng lợi tiểu hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiết niệu.
Hỗ trợ điều trị phù thũng và nhiệt tả:
- Hạt mã đề, hạt ý dĩ, mỗi thứ khoảng 30 – 50 g, trộn đều, sao chín, tán thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 10-12g, trước bữa ăn.
Hỗ trợ người cao tuổi bí tiểu:
- Toàn cây mã đề tước bỏ rễ, rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước khoảng 1 chén. Hòa với 1 ít mật ong.
Hỗ trợ người cao tuổi đi tiểu ra máu do nhiệt:
- Hạt mã đề 30-50g, nấu với 600ml nước, sắc còn 300ml, bỏ bã lấy nước. Dùng nước này nấu với 100g hạt kê thành cháo kê. Ăn vào lúc đói bụng.
Hỗ trợ điều trị đi tiểu ra máu:
- 100g mã đề tươi 100g, 100g cỏ mực còn gọi là cỏ nhọ nồi tươi. Hai thứ rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt (khoảng 1 chén), uống vào lúc đói bụng.
Dùng Cây Dứa Dại Để Hỗ Trợ Điều Trị Viêm Niệu Đạo:
- Cây dứa dại có tên là tên khoa học là Pandanus odoratissimus cây thường mọc ở rừng nơi ẩm ướt, ở các bãi ven biển, các bờ ngòi của rừng ngập mặn… Rễ dứa dại có tính mát vị ngọt nhạt, có tác dụng hỗ trợ làm tiêu viêm, lợi tiểu, toát mồ hôi, giải nhiệt, giải độc. Dứa dại thường dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh như: viêm thận thủy thũng, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm gan…
Hỗ trợ điều trị tiểu tiện khó, tiểu rắt, tiểu ra sỏi:
- Dùng 6-12g rễ, 15-20g đọt non, 12-20g rễ cây dứa (thơm, khóm). Sắc với 500ml nước còn lại 200ml chia 2 lần uống trong ngày.
Hỗ trợ điều trị viêm niệu đạo:
- Dùng 750ml nước nấu với 16g rễ dứa dại, 12g trạch tả, 16g kim ngân hoa, 12g cam thảo nam, 16g ý dĩ sắc lên cho tới khi chỉ còn khoảng 300ml chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Trên đây là những thông tin do chúng tôi tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “hỗ trợ điều trị bệnh viêm niệu đạo bằng thuốc nam”.
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!
Bài viết liên quan
Những Công Dụng Quý Của Bột Gừng
12 Tháng Mười Hai, 2017Rau Má Hỗ Trợ Làm Đẹp Hiệu Quả
16 Tháng Tám, 2017Lá Sen Hỗ Trợ Điều Trị Băng Huyết
14 Tháng Tám, 2017Bệnh Viêm Niệu Đạo Có Nguy Hiểm Không ?
21 Tháng Mười Một, 2016HOLINE