0904.609.939

Mua Dây Mướp Đắng Rừng Ở Đâu Tốt ?

Mua Dây Mướp Đắng Rừng Ở Đâu Tốt ?

  • Cơ Sở 1: Số 320 Đường Chiến Thắng – Hà Đông – Hà Nội.
  • Cơ Sở 2: Số 2 Ngõ 127 Pháo Đài Láng – Đống Đa – Hà Nội.
  • Cơ Sở 3: Ngã 5 Kiến An – Trần Nhân Tông – Hải Phòng.
  • Hotline: 0904.609.939 – 0985.607.333

Bán Dây Mướp Đắng Rừng Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản

Dây Mướp Đắng Rừng

Dây Mướp Đắng Rừng Giá: 130.000 Đ / Kg

mua ngay

Giới Thiệu Tổng Quan Về Dây Mướp Đắng Rừng:

  • Khổ qua rừng tên khoa học là: Momordica charantia L – mọc hoang trong rừng, trái cỡ ngón tay cái người lớn, thường thấy ở miền Đông Nam Bộ – nhất là miệt đất đỏ Bình Long (Bình Phước), Đồng Nai. Khổ qua rừng được người dân hái nấu canh, ăn đắng hơn loại khổ qua trồng ở đồng bằng.
  • Các bộ phận của dây khổ qua rừng được dùng làm rau như khổ qua thường, nhưng có vị đắng hơn, có dược tính cao hơn.
  • Dây mướp đắng rừng khô có chứa nhiều chất có tác động lên lượng đường glucose, insulin. Các cuộc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và ở động vật cho thấy dây khổ qua giúp kích thích hoạt động tiết insulin, cải thiện khả năng hấp thu glucose của tế bào và cản trở gan tiết glucose, giảm lượng đường có trong máu, nên thích hợp với người bị bệnh tiểu đường.

Tác Dụng Của Dây Mướp Đắng Rừng:

  • Khổ qua (mướp đắng) rừng có vị đắng, tính mát, không độc, công dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, giúp sáng mắt, nhuận trường, tiêu đờm. Dùng trong các trường hợp trúng nắng, sốt nóng mất nước, hội chứng lỵ, viêm nhiễm đường sinh dục, tiết niệu, mụn nhọt, viêm kết mạc cấp và mãn tính.
  • Trẻ nhỏ dùng nước khổ qua tắm để trị rôm sảy, giải nhiệt rất tốt.
  • Thành phần khổ qua protein, nhiều lượng vitamin C trong khổ qua giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm tăng tế bào miễn dịch, có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Kích thích ăn uống, tiêu viêm, thoái nhiệt: khổ qua rừng giúp kiện tỳ khai vị – kích thích chức năng tiêu hóa; alkaloid trong khổ qua có công hiệu lợi niệu hoạt huyết (lợi tiểu, máu lưu thông); tiêu viêm thoái nhiệt (chống viêm và hạ sốt); thanh tâm minh mục (mát tim sáng mắt). Có thể dùng khổ qua như một thức uống bổ tỳ vị hằng ngày rất tốt.
  • Ngoài ra, khổ qua rừng còn có tác dụng thường xuyên giúp tinh thần thư thái, an thần, giảm stress, giúp da dẻ mịn màng, ngăn ngừa và chữa các căn bệnh về da. Đặc biệt công năng kiện tì, thúc đẩy chuyển hóa của chất trong khổ qua giúp cơ thể ức chế sự chuyển hóa và hấp thu đường trong cơ thể, ngăn ngừa căn bệnh đái tháo đường và ổn định đường huyết ở người tiểu đường.
  • Dây và lá khổ qua tươi đem nấu (hoặc giã lấy nước) để uống có công dụng hạ sốt, hoặc giã lá và dây để đắp trị mụn nhọt; dân gian một số nơi còn dùng khổ qua rừng cả trái, dây và lá để chữa trị các chứng thuộc về gan – bằng cách chặt khúc ngắn 3-4 cm, đem phơi khô để nấu nước uống hằng ngày; dây khổ qua còn dùng trị các chứng lỵ, đặc biệt là lỵ amíp.
  • Hiện nay, khổ qua rừng là loại dược liệu được nhiều người biết đến với công dụng hạ đường huyết – những người bệnh tiểu đường có thể dùng trái khổ qua tươi để cả hạt đem thái mỏng, phơi khô (dùng trái già càng tốt, nhưng không dùng trái chín). Mỗi ngày dùng khoảng 50 gr khổ qua khô này.
  • Hai hợp chất chiết xuất từ khổ qua, α-eleostearic acid (từ hạt) và 15, 16-dihydroxy-α-eleostearic acid (từ quả) đã được tìm thấy tác dụng ngăn chặn tế sự phát triển của tế bào ung thư bạch cầu (apoptosis of leukemia cells) trong ống nghiệm.
  • Chế độ ăn có chứa chất dầu từ quả khổ qua 0,01% (cũng như 0,006% chất α-eleostearic acidtừ hạt) đã được chứng minh ngăn chặn được tác hại của chất sinh ung thư đại tràng do chấtazoxymethane và chất carcinogenesis.
  • Ở Togo cây khổ qua rừng được sử dụng chống lại các bệnh do virus như thủy đậu (chickenpox)và sởi (measles). Các thử nghiệm in vitro với chiết xuất lá đã thể hiện hoạt tính chống lại virusherpes simplex type 1do các hợp chất momordicins.
  • Xét nghiệm cho thấy các hợp chất trong khổ qua rừng có thể có hiệu quả để điều trị nhiễm virus HIV. Nhưng còn nhiều rào cản để đưa chất này vào cơ thể.
  • Như hầu hết các hợp chất cô lập từ khổ qua tác động đến HIV đều ở dạng protein hoặc lectin, các chất này không thể được hấp thụ nguyên vẹn vào đường ruột, do đó dù có ăn, uống các sản phẩm từ cây khổ qua rừng nhưng chúng không có tác dụng ngăn chặn tiến triển của virus HIV.
  • Tuy nhiên người nhiểm HIV ăn nhiều khổ qua rừng sẽ bù đắp được những tác động tiêu cực của thuốc điều trị HIV.
  • Các hợp chất khác trong khổ qua đã được tìm thấy để kích hoạt AMPK, loại protein điều hòa sự hấp thu glucose (một quá trình mà bị suy giảm ở bệnh nhân tiểu đường).
  • Khổ qua rừng cũng chứa một chất lectin có hoạt động giống như insulin do cấu trúc phi protein của nó gắn kết thụ thể insulin. Lectin này làm giảm nồng độ đường trong máu bằng cách tác động lên các mô ngoại vi, tương tự như tác dụng của insulin trong não, ức chế sự thèm ăn. Lectin này có thể là một đóng góp lớn cho tác dụng hạ đường huyết phát triển sau khi ăn nhiều khổ qua. Khi khổ qua sống rất đắng, nó phải được nấu chín để làm cho nó ngon miệng.
  • Theo nghiên cứu của các chuyên gia nội tiết và các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan (Úc) và Viện Y Dược Thượng Hải (Trung Quốc) cho thấy các chất charantin, polypeptid-P và vicine trong dây khổ qua có tác dụng tương đương insulin và có vai trò giảm đường huyết, cải thiện và ức chế dung nạp đường của tế bào, từ đó ổn định đường huyết và ngăn chặn sự phát triển, biến chứng của tiểu đường. Nghiên cứu đã được các nhà khoa học áp dụng thành công trên chuột thực nghiệm và thu được kết quả cao trong nhóm người tiểu đường tuýp 2.

Mua Dây Mướp Đắng Rừng Ở Đâu Tốt ?

Cách Dùng Khổ Qua Rừng:

  • Nước khổ qua rừng tươi đun sôi: Khổ qua rừng tươi 300g, Trước tiên rửa sạch khổ qua, cắt khúc, cho vào nồi, thêm 200ml nước, nấu khoảng 10 phút. Nước nấu khổ qua có công hiệu thanh nhiệt sáng mắt, thích hợp dùng cho người bệnh can hỏa (gan nóng) bốc lên, mắt đỏ sưng đau. (theo Y học cổ truyền Việt nam).
  • Nước sắc khổ qua rừng: Khổ qua 2 nhúm, cắt khúc, sắc lấy nước cho uống. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát.
  • Nước chiết khổ qua rừng ướp đường: Khổ qua tươi 1 – 2 quả. Khổ qua rừng rửa sạch, nghiền nát nhuyễn, cho thêm 100g đường trắng trộn khuấy đều để sau 2 giờ đem khuấy nước sôi nguội và lọc lấy nước cho uống 1 lần. Dùng cho chứng nhiệt lỵ.
  • Trà khổ qua rừng: Khổ qua rừng 2-3 quả, trà xanh với lượng vừa. Khổ qua rừng cắt bỏ một phần trên, móc bỏ ruột, nhét trà xanh vào, treo quả khổ qua ở nơi thoáng gió; một thời gian sau, lấy xuống, rửa sạch, cùng trà cắt nhuyễn, trộn đều, mỗi lần lấy 10g cho vào một tách, hãm với nước sôi. Món trà này có tác dụng thanh nhiệt giải thử (làm mát chống say nắng); miệng khát phiền nhiệt.
  • Giảm Cân (Weight Loss): Món ăn Trung Quốc bằng sự kết hợp giữa khoai từ-khổ qua có tác động tạo kết quả giảm cân rõ rệt cho người béo phì. Trong khoảng thời gian 23 tuần, những người ăn chế độ ăn uống có khổ qua đã giảm cân trung bình 7 kg.

Cách chế biến khác: Dùng thân, lá và quả dây khổ qua rừng, xắt nhỏ, phơi khô, sao vừa vàng để bảo quản lâu. Khi uống pha với nước sôi chung với trà xanh. Trà khổ qua giúp giải nhiệt, tâm thần bất định, hồi hộp, kích thích tiêu hóa ăn ngon miệng hơn.

Lưu ý: Những người tỳ vị hư hàn, thường bị tiêu chảy, hay cơ thể không có thực nhiệt (không nóng trong người), thì không nên dùng thường xuyên khổ qua, vì dễ làm lạnh bụng, dễ bị tiêu chảy…

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!

Hotline Hỗ Trợ Khách Hàng 24/7

Lưu

Lưu

Lưu

Lưu

Lưu

Lưu

Lưu

Lưu

Lưu

Lưu

Lưu

Lưu

Bài viết liên quan