0904.609.939

Triệu Chứng Của Viêm Bàng Quang

Triệu Chứng Của Viêm Bàng Quang gồm: tiểu buốt và thường xuyên muốn đi tiểu; nước tiểu có mùi, hoặc có máu hay mủ màu xanh; xương mu, xương chậu có thể bị nhức hoặc đau… là những triệu chứng thường gặp ở người bị viêm bàng quang. Vậy phòng tránh bệnh viêm bàng quang bằng cách nào ? sau đây chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin về vấn đề này để bạn đọc tham khảo.

Bàng quang (hay bọng đái) là cơ quan chứa nước tiểu do thận tiết ra trước khi thoát ra ngoài cơ thiểu quá trình đi tiểu. Bàng quang là một cơ rỗng. Bàng quang nhận nước tiểu từ hai thận qua niệu quản rồi thải ra ngoài qua niệu đạo, bàng quang có dung tích khoảng 300-350ml, bàng quang có thể có dung tích lớn hơn có thể lên tói 500ml hoặc 700ml khi cố nhịn đi tiểu tuy nhiên điều này không có lợi cho bàng quang.

Viêm bàng quang là hiện tượng bàng quang bị các vi khuẩn xâm nhập (phần lớn là do vi khuẩn E.coli) gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nó có thể được gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Viêm bàng quang có thể xảy ra ở cả nam và nữ.

Nhiễm trùng bàng quang có thể đau và khó chịu, và có thể trở thành một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu nhiễm trùng lan đến thận. Viêm bàng quang có thể còn do phản ứng đối với một số loại thuốc, liệu pháp bức xạ hoặc chất kích thích, chẳng hạn như chất vệ sinh phụ nữ, thuốc diệt tinh trùng hoặc sử dụng ống thông lâu dài. Viêm bàng quang cũng có thể là hậu quả của một số bệnh khác như thận yếu, viêm đường tiết niệu, viêm lộ tuyến cổ tử cung (ở nữ).

Triệu Chứng Của Viêm Bàng Quang

Triệu Chứng Của Viêm Bàng Quang:

Triệu chứng của bệnh viêm bàng quang khá rõ ràng song lại hay bị nhầm lẫn với các bệnh khác như bệnh viêm đường tiết niệu, bệnh ung thư tinh hoàn, viêm âm đạo (ở nữ)… Nếu bạn đang có triệu chứng tiểu buốt, tiểu nhiều lần và nước tiểu có mùi khó chịu thì đó chính là biểu hiện của bệnh viêm bàng quang.

  • Tiểu buốt và thường xuyên muốn đi tiểu: do niêm mạc bàng quang bị viêm nên rất dễ bị kích thích do đó số lần đi tiểu tăng lên làm cho bệnh nhân lúc nào cũng buồn đi tiểu nhưng lại có khi không tiểu dược và có cảm giác tiểu rất buốt. Tuy vậy, do mỗi lần đi tiểu gây buốt nên người bệnh tiểu không hết nước tiểu phải tạm dừng vì đau và buốt (gọi là đái dắt). Lúc bị bệnh viêm bàng quang cấp, người bệnh thường có cảm giác tức ở vùng dưới rốn (vùng tương ứng với vị trí của bàng quang).
  • Nước tiểu có mùi, hoặc có máu hay mủ màu xanh: Đặc điểm nước tiểu của bệnh nhân viêm bàng quang có triệu chứng khá khác biệt. Lúc đầu, nước tiểu này thường đục rồi sau đó kèm theo máu. Tùy từng người mà cách ra máu lại có sự khác nhau. Có người máu ra cùng với nước tiểu nên dễ dàng nhận biết được. Có người khác máu tồn tại ở dạng vi thể mà mắt thường không thể nhận biết được. Việc nhận biết chỉ có thể thông qua xét nghiệm soi kính hiển vi tìm hồng cầu trong nước tiểu.
  • Xương mu, xương chậu có thể bị nhức hặc đau: viêm bàng quang dẫn đến rối loạn các chức năng của hệ bài tiết ảnh hưởng vùng xương mu, xương chậu, không đi tiểu được do vậy gây áp lực cho xương chậu, xương mu.

Nếu viêm bàng quang cứ tiếp tục tấn công một cách không kiểm soát, sẽ tiến đến đau lưng, sốt hoặc những cơn rùng mình. Điều này có nghĩa là thận đã bị nhiễm trùng, bạn phải đi khám bác sĩ ngay lập tức, nếu kéo dài sẽ gây tổn hại thận.

Cách Phòng Tránh Bệnh Viêm Bàng Quang:

Đối với người chưa mắc bệnh:

  • Để phòng bệnh viêm bàng quang, nam và nữ giới nên vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, uống nhiều nước để bài tiết, thanh lọc cơ thể vì nước chính là nguyên tố quan trọng trong việc điều trị bệnh viêm bàng quang, tắm rửa thường xuyên, không nên sử dụng các xà phòng, nước hoa quá thơm, không nên mặc quần lót quá chật, không nhịn đi tiểu.
  • Mặt khác, trước và sau khi quan hệ phải vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ nước tiểu ra khỏi bàng quang trong vòng 10 phút sau quan hệ. Tránh uống rượu, vì nó loại nước ra khỏi cơ thể khiến nước tiểu đậm đặc và có tính axit làm cho bệnh dễ tấn công.

Đối với những người đã mắc bệnh viêm bằng quang cần chú ý:

  • Vệ sinh đường tiết niệu, uống nhiều nước, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Không nhịn đi tiểu gây sỏi thận, nhiễm trùng bàng quang. Giữ gìn cơ quan sinh dục sạch sẽ, thường xuyên tắm rửa, thay quần lót.
  • Cần đưa ngay đến cơ sở y tế, phòng khám chữa trị khi có biểu hiện sốt cao, loạn mạch, tụt huyết áp.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: nên ăn uống các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng , hoa quả củ (nho, dứa, lê, dưa hấu, đậu xanh, hành củ, ngô…) để giảm các triệu trứng như tiểu buốt, tiểu gấp. Đồng thời tránh các loại thuốc có tính kiềm để giảm mạnh sự kích thích đối với bàng quang.
  • Để tránh gây co thắt bàng quang khiến người bệnh đi tiểu dắt nhiều lần cần hạn chế các loại thức uống như cà phê, nước uống có ga. Các loại nước chanh, rượu bia, tiêu ớt, cà chua là những nguyên tố khiến tình trạng nhiễm trùng tiết niệu thêm nghiêm trọng.

Tuy bệnh viêm bàng quang ở nam giới chiếm tỉ lệ thấp hơn ở nữ giới nhưng mức độ nguy hiểm lại tương đối nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm bàng quang ở nam giới là do tắc nghẽn đường tiết niệu như phì đại tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang hoặc di vật bàng quang, khối u ở niệu đạo.

Trên đây là những thông tin do chúng tôi tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “triệu chứng của viêm bàng quang”.

Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!

Lưu

Lưu

Bài viết liên quan

Viêm Bàng Quang Ở Nam Giới

Viêm Bàng Quang Ở Nam Giới

23 Tháng Mười Một, 2016

Phương Pháp Điều Trị Viêm Bàng Quang

24 Tháng Mười Một, 2016

Viêm Bàng Quang Cấp Là Gì ?

23 Tháng Mười Một, 2016

Viêm Bàng Quang Kẽ Là Bệnh Gì ?

22 Tháng Mười Một, 2016